Vảy nến là bệnh tự miễn khá phổ biến hiện nay. Nhiều người phản hồi rằng, triệu chứng bệnh của họ đã cải thiện khi tiêu thụ các món ăn trị vảy nến kết hợp với lối sống khoa học và dùng thuốc phù hợp. Vậy đó là những món ăn nào? Các thực phẩm mà người bị vảy nến nên tiêu thụ cũng như hạn chế là gì? Mời bạn đọc bài viết sau.
Nguyên nhân gây vảy nến là gì?
Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa thực sự được tìm ra chính xác. Nhưng thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng, vảy nến xuất phát từ hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp với gen bệnh và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện, tiêu diệt virus, vi khuẩn nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu, tấn công nhầm các tế bào biểu bì da, khiến tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng chỉ sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Điều này làm cho các tế bào tích tụ trên bề mặt da và gây viêm, sưng, bong tróc vảy, ngứa ngáy.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nến
Ngoài nguyên nhân trên, các yếu tố nguy cơ có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến bao gồm:
- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình bị vảy nến: Nếu có cha, mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình bị vảy nến thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Ước tính, khoảng 10% dân số mang gen vảy nến nhưng chỉ có 2 – 3% phát triển bệnh.
- Stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó kích hoạt vảy nến bùng phát.
- Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá: Đây đều là các thói quen xấu kích hoạt bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến.
- Chấn thương da: Vảy nến có thể phát triển trên các tổn thương da như cháy nắng, vết trầy xước, vết tiêm, hình xăm,…
- Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực,… cũng có thể gây nên bệnh vảy nến.
Vảy nến có thể hình thành tại các tổn thương da cũ
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến ở chân là gì?
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Vảy nến được đánh giá là bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm, người mắc có nguy cơ cao bị các biến chứng sau đây:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Những tổn thương da do vảy nến có thể gây tự ti, mặc cảm, thậm chí là trầm cảm cho người bệnh.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch và huyết áp: Vảy nến ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan này nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Gây suy thận: Một số loại thuốc điều trị vảy nến tiềm ẩn tác dụng phụ gây tổn thương thận, thậm chí suy thận.
- Gây bệnh rối loạn chuyển hóa: Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, triglycerid tăng cao,…
Một số loại thuốc điều trị vảy nến có thể làm tổn thương thận
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến mủ có nguy hiểm không?
Mách bạn một số món ăn trị vảy nến hiệu quả
Để phòng ngừa và chữa trị vảy nến hiệu quả, người mắc nên ăn các thực phẩm giúp thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, tăng cường khí huyết. Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho bệnh nhân vảy nến:
- Canh khổ qua: Chuẩn bị khổ qua 200g bỏ ruột, đậu phụ non 30g, nấm mèo 20g, miến 20g, gia vị vừa đủ. Sau đó, đậu phụ, nấm mèo, miến trộn với nhau và nhồi vào ruột trái khổ qua và nấu canh ăn. Tác dụng của món ăn này giúp dưỡng huyết, mát gan, giải độc, tăng cường miễn dịch.
- Canh khoai tím: Bạn dùng 200g khoai tím, tôm lột 50g băm nhỏ, rau mùi, hành, gia vị vừa đủ nấu ăn. Món canh này giúp bổ âm, dưỡng huyết, nhuận phế, mát gan, giải độc.
- Canh bí đao: Dùng 200g bí đao, 4 cái chân gà đã làm sạch và chặt khúc, thêm rau mùi, hành hoa, gia vị nấu canh ăn. Tác dụng của món canh này là thanh phế, mát gan, sinh tân,… rất tốt cho người bị vảy nến.
Canh bí đao rất tốt cho người bị vảy nến
- Canh atisô: Chuẩn bị bông atisô tươi 200g, thịt vịt 50g, gia vị vừa đủ. Sau đó, nấu nhừ để ăn. Món ăn này giúp bổ huyết, mát gan, nhuận phế, thận, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu.
- Canh rau má: Để nấu được món canh này, nên chuẩn bị 200g rau má, 50g thịt nạc lợn băm. Món ăn này có tác dụng trị phế nhiệt, ho khan, viêm họng, gan nóng, mụn nhọt,...
- Canh chua cá kèo: Bạn chuẩn bị 100g giá đỗ, dứa 50g, cà chua 30g, cá kèo làm sạch 100g, me, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
- Rau diếp sốt cà chua: Rau diếp 100g, dưa leo 100g thái lát, cà chua 2 trái, thịt lợn băm 50g, gia vị vừa đủ. Bạn có thể nấu sốt cà chua với thịt, sau đó ăn kèm với dưa leo và rau diếp.
- Chè đậu xanh: Chuẩn bị 150g đậu xanh, 20g nấm hương, 50g lá nha đam tước vỏ cứng, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng của món ăn là: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, giải độc,...
Chè đậu xanh rất tốt cho người bị vảy nến
>> Xem thêm: Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?
Người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì?
Tính đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh, chế độ ăn uống có thể chữa khỏi vảy nến. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ rằng, triệu chứng vảy nến trên da của họ đã được cải thiện khi tăng cường tiêu thụ một số thực phẩm sau:
- Giấm táo: Giấm táo có thể được sử dụng theo hai cách: Trên da trực tiếp hoặc trong chế độ ăn kiêng. Bạn có thể thêm một cốc giấm táo vào nước tắm hoặc bôi trực tiếp lên vết loét. Ngoài ra, bạn có thể cho một muỗng cà phê giấm táo vào nước và uống. Điều này cũng giúp giảm triệu chứng vảy nến.
- Tỏi đã được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp trị cảm lạnh. Nhiều người bị vảy nến đã sử dụng nó và mang lại hiệu quả tích cực. Tỏi chứa chất ức chế lipoxygenase, giúp ngăn chặn hoạt động của các enzyme chịu trách nhiệm cho tình trạng viêm. Do đó, ăn tỏi thường xuyên giúp cải thiện bệnh vảy nến.
- Trứng cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, giúp chống lại bệnh vảy nến. Do đó, hãy tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Cá hồi: Loại cá này chứa dồi dào chất béo tốt có thể giúp giảm viêm và nó cũng chứa một loại caroten có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Để có lợi nhất, hãy chọn cá hồi đánh bắt tự nhiên thay vì cá nuôi.
Cá hồi rất tốt cho người bị vảy nến
- Thực phẩm không chứa gluten: Một trong những thực phẩm làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến là gluten - một loại protein có trong lúa mì. Cắt giảm gluten trong bánh mì, mì ống và gia vị đã giúp một số người mắc bệnh vảy nến kiểm soát sự bùng phát của họ.
- Cà rốt và bí đao: Bổ sung trái cây và rau quả là giải pháp tuyệt vời cho bệnh vảy nến. Một số loại rau, chẳng hạn như cà rốt và bí đao có thể giúp chống viêm cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều khoai lang, rau bina, cải xoăn và bông cải xanh để chống viêm.
- Ngũ cốc giúp giảm viêm và điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại đậu để tăng cường chất xơ hàng ngày, từ đó cải thiện bệnh vảy nến.
- Quả việt quất: Loại quả này có đặc tính chống viêm cao bởi dồi dào vitamin C và chất xơ. Nó cũng chứa mangan hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
Ngoài những loại trên, người bị vảy nến nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau:
- Họ hàng rau nightshade, như ớt, cà chua, khoai tây và cà tím có thể có ảnh hưởng đến những người nhạy cảm. Các alcaloid trong những loại rau, củ, quả này ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ bắp. Do đó, giảm các loại rau này trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng viêm khớp vảy nến.
- Sữa: Các nhà khoa học chưa chứng minh được sữa có hại cho bệnh vảy nến, nhưng nhiều người chia sẻ rằng, tình trạng của họ được cải thiện khi cắt giảm lượng sữa.
Người bị vảy nến nên hạn chế uống sữa
- Thực phẩm chiên: Ăn thực phẩm chiên thường xuyên làm tăng viêm khắp cơ thể, bao gồm cả tình trạng viêm trong bệnh vảy nến.
- Rượu: Rượu không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, mà còn có thể gây viêm trong cơ thể bạn, từ đó dẫn đến bùng phát bệnh vảy nến.
Bị vảy nến nên ăn gì và không nên ăn gì? TS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Vảy nến giọt là bệnh gì?
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện vảy nến hiệu quả, an toàn
Như vậy có thể thấy, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng với người bị vảy nến. Bên cạnh đó, bạn cần: Kiểm soát tốt tình trạng stress, tăng cường vận động, bảo vệ da khỏi chấn thương,… Ngoài ra, giới chuyên gia khuyên người mắc vảy nến nên sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm thảo dược có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát.
Kim Miễn Khang là sự kết hợp giữa các loại thảo dược chữa bệnh tự miễn có trong tự nhiên và công nghệ bào chế hiện đại. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng. Còn kem bôi da Explaq có thành phần chính chitosan, kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn, từ đó hỗ trợ điều trị vảy nến rất tốt, an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả
Bài viết đã giúp bạn có thông tin chi tiết về các món ăn trị vảy nến cũng như thực phẩm có tác dụng giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Đừng quên áp dụng lối sống tích cực, lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq hàng ngày để điều trị cũng như phòng ngừa vảy nến hiệu quả, bạn nhé.
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vảy nến mới nhất
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. Lúc đầu, bà bị vảy nến trên đầu và hơi ngứa, tuy nhiên, do chủ quan không điều trị khiến vảy nến lan rộng khắp cơ thể. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống thuốc khắp nơi mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả sau 2 tháng.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Xem thêm chia sẻ của bà Bình trong video sau:
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả. Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác Việt trong video sau:
>> Xem thêm kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Ý kiến của chuyên gia
Điều trị vảy nến theo Đông y như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt hướng dẫn cách chữa vảy nến an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin về các món ăn trị vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh