Cân bằng dinh dưỡng đối với bệnh bạch biến

Khi trên da xuất hiện những đốm trắng nhỏ sau lan to dần gây mất thẩm mỹ qua thăm khám mới biết mình mắc bệnh bạch biến, bệnh này không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe nhưng với những đốm trắng lổm chổm không  đều trên da khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, căng thẳng... điều này lại khiến bệnh thêm tồi tệ. Với căn bệnh bạch biến này ngoài thăm khám định kỳ để điều trị người bệnh nên cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình hàng ngày, một chế độ ăn uống hợp lý, chú ý bảo vệ da trong sinh hoạt hàng ngày rất có lợi cho bệnh bạch biến  có thể giúp cân bằng hệ miễn dịch của người bệnh và kiểm soát bệnh được tốt hơn.

Những đốm trắng này không có hình dạng, kích thước nhất định, với những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều và bệnh bạch biến này thường phát triển mạnh ở khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, chân, cánh tay, mặt và môi khiến làn da không đều màu. Bệnh bạch biến không thể chữa khỏi hẳn nhưng để kiểm soát và hạn chế bệnh phát triển người bệnh nên hạn chế  đi ra ngoài trời, khi làm việc ngoài nắng nên mặc quần áo dài tay, độ nón mũ rộng vành, đeo khẩu trang, mang găng tay.... để bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Măng tây tốt cho người bị bệnh bạch biến 

Ngoài bảo vệ chăm sóc da ra người bệnh cũng nên chú ý đến những bửa ăn của mình hàng ngày bởi những thực phẩm này giúp phục hồi từ sự đổi màu da bằng cách cung cấp vitamin & khoáng chất tham gia vào quá trình dẫn đến sự hình thành sắc tố mới. 

Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin B12, B1, B6 có trong gan, sò, cá hồi, tỏi, gạo, đậu xanh…. và các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi, kali, sắt và đồng.

Thực phẩm giàu axít folic như rau lá xanh (cải bó xôi, súp lơ), măng tây, đậu đen, thực phẩm giàu vitamin C như (ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, dưa đỏ, cà chua, khoai tây) và thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa).

Dầu ô liu có hiệu quả cao cho sức khỏe, chất béo trong dầu  giúp hấp thụ các chất có lợi trong rau.

Ngoài ra, người mắc cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa chất tannin (trà, cà phê…) và thực phẩm có chứa gluten cao (lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen) vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Liên Minh



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.