Một trong những nỗi khổ bệnh nhân vảy nến phải gánh chịu đó là căn bệnh này hiện nay chưa thể chữa vảy nến khỏi hết hoàn toàn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị và lại rất dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc chữa bệnh vảy nến thường độc và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên quá trình điều trị bệnh vảy nến của bệnh nhân cần được các thầy thuốc theo dõi rất sát sao. Đối với bệnh nhân vảy nến chế độ ăn uống cũng rất quan trọng nó có thể kiểm soát bệnh vảy nến.
Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì ăn cá biển rất tốt cho người mắc bệnh vảy nến trong đó có cá thu. Cá thu sinh sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao. Cá thu được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, sốt cà chua, kho tộ, kho tiêu, làm chả, làm ruốc, nấu bún…
Theo Đông y, cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Cá thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.
Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người, giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần.
Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh.
Chữa vảy nến nên ăn thêm cá thu
Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.
Hỗ trợ điều trị chữa vảy nến:
- Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Đồng thời người bệnh nên hạn chế:
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến, khiến cho quá trình điều trị vảy nên kéo dài thời gian hơn dự tính.
- Tránh những thức ăn có men , các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu…
- Tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt, tránh mất ngủ, stress, không nên sử dụng thuốc uống, chích hoặc bôi có chất Corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Kiêng thức khuya, kiêng căng thẳng thần kinh, stress.
Sưu tầm