Vảy nến là căn bệnh tự miễn hiện nay chưa có thuốc chữa vảy nến hết hoàn toàn, việc điều trị bệnh cần thời gian lâu dài, sự kiên nhẫn của người bệnh, đồng thời khi mắc bệnh vảy nến người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng lo âu, suy nghĩ nhiều, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chữa vảy nến tránh tự ý dùng thuốc, không nên nghe theo người khác mua thuốc về dùng hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc điều trị chữa vảy nến và những yêu cầu của bác sĩ da liễu, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để việc điều trị bệnh có những chuyển biến tích cực và nhanh chóng.
Bổ sung các loại axit béo có lợi như Omega – 3 có trong dầu cá. Bạn nên bổ sung 1.000mg axit béo mỗi ngày chia ra làm 2 lần.
Mỗi ngày nên uống Vitamin B12 với liều lượng từ 100 đến 1.000 mcgram, khoảng 400mcgram folate, và Vitamin E (từ 400 đến 800 IU).
Nên dùng thêm enzym tiêu hóa trước mỗi bữa ăn với hàm lượng protein vừa phải.
Không uống rượu, hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo có trong thịt gia súc và các sản phẩm từ bơ sữa.
Tránh những thực phẩm có chứa nhiều axit như dứa, cam, cà phê, cà chua và tất cả những loại thức ăn dễ gây dị ứng như lúa mỳ, sữa, ngô, trứng.
Canh khổ qua: khổ qua 2 trái 200g bỏ ruột, đậu phụ non 30g, nấm mèo 20g, miến 20g, thêm gia vị nhồi vào trái đem nấu canh ăn. Công dụng: giải huyết, mát gan, tăng miễn dịch, giải độc.
Chữa vảy nến nên ăn thêm canh khổ qua
- Canh khoai tím: khoai tím 20g, tôm luộc 50g bằm nhỏ, hành ngò gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: nhuận phế, bổ âm, dưỡng huyết, mát gan, giải độc.
Canh rau má: rau má 200g, thịt heo nạc băm 20g nấu canh ăn.
- Canh chua cá kèo: giá đậu 100g, dứa 50g, cà chua 30g, cá kèo làm sạch 100g, me, gia vị vừa đủ nấu ăn.
- Giò heo hầm thuốc: sinh địa, xuyên khung, bạch thược, mạch môn 12g, cẩu kỹ, cúc hoa mỗi vị 10g,. Công dụng: bổ huyết, điều huyết, nhuận phế, mát gan.
Ngoài ra nên ăn thêm các loại rau mát, bổ giảu vitamin A, B5, B2 có trong: cà chua, bí đỏ, cà rốt, mồng tơi, lá lốt, yauor. Các loại trái cây: bơ, đủ đủ, chuối, dưa hấu. Nên ăn các loại cá ít dị ứng, lành tính: cá rô, cá lóc, cá basa, cá hồi. Ngũ cốc nên ăn ngạo lức, bắp tươi, mè còn vỏ lụa, nên uống nước mía, bột sắn dây, nước cam, nước nhân trần, các loại nước ép trái cây.
Ngoài việc ăn uống các thức ăn trên nên hạn chế ăn uống các thức ăn có tính nóng như: tiêu, ớt, cari. Hạn chế các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt cá kho măng, tránh hút thuốc lá, nên kiêng hẳn rượu bia và uống nhiều nước.
Sưu tầm