Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh cần phải đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa da liễu có uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác, và dùng thuốc điều trị phù hợp người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc mà có thể khiến bệnh thêm nặng hơn. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng không có tác dụng chữa vảy nến khỏi hoàn toàn song nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào việc hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn như nên hạn chế các thực phẩm như trà, caphe, hạn chế thức ăn nướng rán....
Để chữa vảy nến được hiệu quả nên hạn chế các thực phẩm sau:
- Tránh những thức ăn có men, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu…
- Họ cam quýt (cả trái cây lẫn nước ép như cam, chanh), chocolate, chế độ ăn không có gluten (1 loại protein có trong lúa mì và một số ngũ cốc) có thể tốt cho người bệnh dị ứng hay nhạy cảm với gluten, rượu, bia có thể gây những đợt bùng phát vảy nến vì kích thích sự phóng thích histamine làm nặng thương tổn da.
- Nên thay thế thịt đỏ bằng cá hồi, cá thu, cá mòi, và sò ít nhất 3 lần/tuần. Ngoài ra, một số loại thức ăn có thể làm tăng hay giảm tác dụng của một số thuốc điều trị vảy nến. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thức ăn nào nên tránh khi đang sử dụng thuốc điều trị chữa vảy nến hiệu quả nhất.
- Đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán, thịt chiên vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến, khiến cho quá trình điều trị vảy nên kéo dài thời gian hơn dự tính.
- Thịt, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
Để chữa vảy nến nên hạn chế ăn trứng
- Sữa: Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.
- Đường: giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến
- Các nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh vảy nến béo phì có nguy bị vảy nến nặng và tiến triển thành vảy nến khớp, cũng như xuất hiện các bệnh khác liên quan đến vảy nến như tim mạch, tiểu đường.
- Người bệnh vảy nến cần thực hiện 1 chế độ ăn hợp lý, kết hợp với tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng vừa phải nhằm giảm mức độ nặng của vảy nến và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan.
- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.
- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa, lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, hạn chế gãi, nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
Sưu tầm