Lupus ban đỏ nên ăn gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

Bệnh lupus ban do là bệnh hệ thống ảnh hưởng toàn thân trên cơ thể người mắc bệnh như ( thần kinh, tim mạch, hô hấp, huyết học hay đơn giản là máu, da, đặc biệt là thận...). Việc dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ lâu dài gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan thận.., ngoài việc dùng thuốc thì chế độ  ăn cũng rất quan trọng đối với người mắc bệnh.Trong bửa ăn hàng ngày nên ăn thêm một số thức ăn sau để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

  - Ăn nhiều chất potassium có trong các loại trái cây như ( chuối, nho đen, dưa lưới, dưa bở, cam, mận, trái cây khô, cơm gạo; các loại rau củ như măng tây, cải broccoli, măng, cà chua, các loại đậu khô; sữa, phô mai).

  - Khi bị sốt nên ăn nhiều protein và các thực phẩm nhiều năng lượng để bù đắp tình trạng mất nitrogen (protein).

  - Ăn nhiều thực phẩm có calcium, dùng calcium kèm với Vitamin C để tăng hấp thu. Thức ăn nhiều calcium như ( sữa, đậu hũ, kem, phô mai, cải broccoli, bắp cải, đậu nành, cá hồi, các loại đậu khô).

  - Nên ăn ít chất carbohydrate, tăng cường ăn các carbohydrate dạng phức hợp để duy trì cân nặng và tránh thừa nước.

Đậu hũ tốt cho bện lupus ban đỏ

  - Thức ăn nhiều kẽm có trong các loại hải sản như ( sò, thịt, hải sản..., gà vịt, trứng).

  - Thức ăn giàu chất sắt: như (lúa mì, gan, thịt bò, thịt heo, gà vịt, trứng, cá, trái cây, rau đậu, ngũ cốc).

  - Ăn nhiều  các thức ăn giàu hàm lượng vitamin C như ( cải broccoli, cam, dâu tây, bông cải, cải bắp, tiêu xanh). Vitamin B6 (Pyridoxine) co trong (ngũ cốc, bánh mì, gan, trái bơ, đậu xanh, chuối, cá, gia cầm, thịt, các loại hạt, khoai tây, rau xanh).  Vitamin D có nhiều trong ( trứng, bơ sữa, dầu cá, ngũ cốc, margarine và bánh mì).

  - Nên uống các loại thuốc trong bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày và ruột, còn giúp kéo dài sự hấp thu thuốc và kéo dài thời gian tác dụng.

  Trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh nên ăn tương đối giàu protein, calcium, sodium fluoride, vitamin D hoặc calcitonin giúp phòng chống loãng xương, vừa giúp cơ thể không bị thiếu chất và tăng cường sức khỏe cho cơ thể và hạn chế ăn các thức ăn chứa ít các chất béo no (saturated fat) và cholesterol.

Sưu tầm.



Bình luận

  • Hồ anh thư
    Hồ anh thư - Gửi lúc 02:47 03/02/2016
    Con muốn hỏi con bị viêm thận lupus điều trị đc 9 tháng rồi nhưng đạm vẫn là +++ . Vậy chuyên gia coa biện pháp nào hay ăn gì thì sẽ giảm lượng đạm trong nước tiẻu ko . Xjn cảm ơn ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào con,
      Protein trong nước tiểu báo hiệu thận bị tổn thương. Con không thể ăn gì để giảm lượng đạm trong nước tiểu mà con cần điều trị bệnh thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm tổn thương thận thêm con nhé!
  • Hồ anh thư
    Hồ anh thư - Gửi lúc 10:10 02/02/2016
    Cho con hỏi con bị viêm thận lupus có nghĩa là lupus ảnh hưởng thận
    Con đọc mạng họ khuyên viêm thận là ko nên ăn gà
    Nhưng lupus laj nên bổ sung gà
    Vậy con có đc ăn ko
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào con,
      Bị lupus nên ăn thịt gà để bổ sung protein, thay thế các loại thịt đỏ không tốt. Còn với viêm thận, con không nên ăn nhiều protein quá. Con vẫn có thể ăn thịt gà nhé, chỉ là không nên ăn nhiều quá thôi. Con nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, vi lượng cần thiết cho cơ thể nữa nhé!
  • Mỹ Duyên
    Mỹ Duyên - Gửi lúc 08:41 27/09/2015
    Chào bác sĩ cháu tên Duyên năm nay 18 tuổi. Cháu được các bác sĩ chuẩn đoán là bi viêm cầu thận lupus. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu không được ăn những thực phẩm gì ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào cháu,
      Cháu có thể tham khảo trong những bài viết khác trong cùng mục Chế độ dinh dưỡng nhé! Cháu bị viêm cầu thận lupus thì cũng chú ý tránh ăn mặn, nên ăn nhạt cháu nhé!
4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.