Hiện nay xã hội tiến bộ có nhiều phương pháp điều trị chữa bệnh vảy nến nhưng nhiều thầy thuốc hiện đang có khuynh hướng trở về với “dinh dưỡng liệu pháp” nhằm dùng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm thay vì tác chất dễ gây hại trong dược phẩm. Khi mắc bệnh vảy nến hạn chế các thức ăn dễ gây bệnh tái phát hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn, nhưng trong cuộc sống hiện đại xã hội tiến bộ thì nhiều nhà hàng ra đời với nhiều dạng từ bình dân đến sang trọng thì với nhiều món ăn lôi cuốn người ăn trong đó đa phần như là thịt, rượu bia nhưng càng hấp thụ những thức ăn đồ uống này càng góp phần làm bệnh nặng hơn.
Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy, do đó trong bửa ăn nên hạn chế ăn thịt quá nhiều.
Nên lấy nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ cá, ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lức…)
- Sữa. Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.
Không nên ăn nhiều thịt khi bị vảy nến
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men (yeast), các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu…
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh.
Với một số thức ăn đồ uống trên thì với người bị mắc bệnh vảy nến thì nên hạn chế ăn nhiều, nhất là rượu bia tốt nhất là nên kiêng hẳn (bỏ hẳn), thay vào đó là nên uống nhiều nước một ngày khoảng 1,5 - 2l nước/ngày, vận động thể dục để giúp tăng cường sức khỏe, có lối sống khỏe, lành mạnh.
P. Điều dưỡng BVDL