Ánh nắng mặt trời làm bùng phát lupus ban đỏ

Theo thống kê,  khoảng 36% bệnh nhân lupus ban đỏ bị bùng phát bệnh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, da rất dễ đỏ lên khi đi ra nắng, tróc vảy, nổi mẩn. Vì vậy các bệnh nhân lupus ban đỏ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì khoảng thời gian này ánh nắng chứa rất nhiều tia tử ngoại.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Chủ tịch Hội da liễu Việt Nam, bệnh lupus ban đỏ có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên, bao gồm di truyền, môi trường (nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là ánh nắng mặt trời), nội tiết (xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trẻ đã có con, khi mang thai, sinh đẻ, tiền mãn kinh thì bệnh tiến triển nặng hơn). Ngoài ra, một số loại thuốc cũng thúc đẩy sự phát triển bệnh. Trong đó vai trò của ánh nắng mặt trời được nhiều tác giả chứng minh trong bệnh lupus ban đỏ. Bệnh gặp nhiều ở xứ nhiệt đới, nặng lên và tái phát vào mùa hè. Lupus ban đỏ chiếm khoảng 40 trên 200 bệnh nhân tự miễn trong 100.000 dân. 

Ánh nắng mặt trời làm bùng phát lupus ban đỏ

Ánh nắng mặt trời làm bùng phát lupus ban đỏ

Do là bệnh của hệ thống tạo keo, tất cả những cơ quan của cơ thể có chất tạo keo đều bị tác động của bệnh này nên bệnh tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ cơ xương khớp, da, tóc, thận, tim mạch, hệ thần kinh, phổi, hệ miễn dịch và máu, hệ tiêu hóa, mắt… vì vậy triệu chứng bệnh hết sức đa dạng. Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiệu không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Dạng ban kinh điển là ban hình cánh bướm (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi). Chẩn đoán lupus ban đỏ khi có đủ 4/11 dấu hiệu sau: ban đỏ hình cánh bướm, ban đỏ dạng đĩa, nhạy cảm ánh sáng, loét niêm mạc miệng, viêm khớp, viêm các màng, rối loạn thận, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn máu, rối loạn miễn dịch: có kháng thể kháng DNA, kháng thể kháng nhân dương tính.

Do lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính và rất dễ tái phát, nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Các thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng tạm thời nhưng gây nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân nên giảm liều từ từ trước khi dừng thuốc. Do tính chất điều trị trong thời gian dài và phức tạp của lupus ban đỏ, nên bệnh nhân cần sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn khi dùng lâu dài mà vẫn đạt hiệu quả điều trị, dẫn đầu cho dòng sản phẩm này phải kể đến Kim Miễn Khang. Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang áp dụng phương pháp uống thường xuyên Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa lupus ban đỏ và cho kết quả tốt.

Chị Nguyễn Thị Chung (Huyện Gio Linh, Quảng Trị) một bệnh nhân bị lupus ban đỏ cho biết, bệnh của chị đã đỡ rất nhiều sau khi dùng Kim Miễn Khang. Năm 2009, chị bị nổi ban hình cánh bướm ở mặt và đau nhức khớp cổ chân, móng tay bị ăn mòn vào trong, cơ thể vô cùng mệt mỏi. Chị đi khám và nhận kết quả bị lupus ban đỏ, bác sĩ khuyên chị nên tránh nắng tuyệt đối. Đầu tháng 10/2010, chị Chung biết đến Kim Miễn Khang và mua về uống 10 viên/ngày: “Dùng hết 10 hộp Kim Miễn Khang, tôi thấy khác hẳn: da hết ban đỏ, hết sạm, hết thâm đen, trắng dần, các móng tay bị ăn mòn trước kia đã bắt đầu mọc trở lại. Tôi dùng 10 hộp tiếp theo, kết hợp với bôi thuốc tây, tôi thấy sức khỏe tốt hơn, người hết mệt mỏi, da mặt trở lại bình thường” – chị Chung cho biết.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bên cạnh uống Kim Miễn Khang hàng ngày, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời đặc biệt là từ 11h đến 14h vì khi đó tia tử ngoại là mạnh nhất, hoặc sử dụng kem chống nắng đối với những vùng da nhạy cảm. Hạn chế sử dụng các thuốc có thể gây ra lupus ban đỏ như: tetracylin, griseofulvin… Cần phối hợp giữa nghỉ ngơi (đặc biệt là trong các đợt cấp) với luyện tập các khớp và cơ, nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc những chuyên gia vật lý trị liệu.



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.