Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nguy hiểm, nếu không được điều trị, nó có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vậy, bị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có nguy hiểm không, điều trị ra sao cho hiệu quả và an toàn? Hãy tham khảo những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây lupus và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết sau đây.
Lupus ban đỏ là gì? Nguyên nhân do đâu?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính. Khoảng 1,5 triệu người ở Hoa Kỳ và hơn 5 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh lupus. Khoảng 90% những người bị lupus là phụ nữ.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được xác định chính xác nhưng nhiều chuyên gia tin rằng, nó liên quan đến hệ miễn dịch bị suy yếu nên tấn công nhầm các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh.
Ngoài nguyên nhân trên, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bùng phát hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng lupus ban đỏ bao gồm:
- Hormone: Hormone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể. Bởi vì, cứ 9 trong số 10 lần xuất hiện của bệnh lupus là ở nữ giới, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa estrogen và lupus. Nhiều phụ nữ có triệu chứng lupus trước kỳ kinh nguyệt và/hoặc trong khi mang thai khi sản xuất estrogen cao. Điều này có thể chỉ ra rằng, estrogen bằng cách nào đó điều chỉnh mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus.
Nổi ban hình cánh bướm ở hai gò má là triệu chứng đặc trưng để nhận biết lupus ban đỏ
- Di truyền: Các nhà nghiên cứu hiện đã xác định được hơn 50 gen liên kết với bệnh lupus.
- Yếu tố từ môi trường: Tia cực tím từ mặt trời; Sử dụng một số loại thuốc; Nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc bệnh do virus; Kiệt sức; Căng thẳng cảm xúc, chẳng hạn như ly dị, bệnh tật, người thân trong gia đình mất hoặc các biến cố cuộc sống khác; Bất cứ điều gì gây căng thẳng cho cơ thể như phẫu thuật, tổn hại về thể chất, chấn thương, mang thai hoặc sinh con đều làm gia tăng nguy cơ bị lupus.
>> Xem thêm: Bị lupus ban đỏ chữa ở đâu?
Nhận biết triệu chứng lupus ban đỏ
Triệu chứng lupus ban đỏ giữa những người bệnh không hoàn toàn giống nhau. Chúng có thể bao gồm:
- Phát ban hình cánh bướm trên má.
- Phát ban hình bầu dục hoặc tròn trên cơ thể.
- Phát ban xuất hiện khi tắm nắng.
- Loét miệng hoặc mũi kéo dài từ vài ngày đến hơn một tháng.
- Viêm khớp.
Lupus ban đỏ có thể gây đau các khớp
- Viêm phổi hoặc viêm cơ tim gây đau ngực khi thở sâu.
- Có máu hoặc protein trong nước tiểu.
- Co giật, đột quỵ hoặc rối loạn tâm thần.
- Kết quả xét nghiệm máu bất thường.
>> Xem thêm: Tại sao điều trị lupus ban đỏ phải tăng cường miễn dịch?
Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối nguy hiểm ra sao?
Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối rất nguy hiểm bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể đã bị ảnh hưởng và biến chứng. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể suy đa tạng và tử vong. Các biến chứng bao gồm:
Não và hệ thần kinh
Lupus có thể tác động tiêu cực đến chức năng não. Theo thống kê, một nửa số người mắc bệnh lupus gặp khó khăn về nhận thức. Khoảng 1 trong 5 người bị đau đầu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng và đột quỵ.
Mắt
Các vấn đề về mắt phổ biến ở những người bị lupus, bao gồm:
- Thay đổi ở vùng da quanh mắt
- Khô mắt: Tình trạng này xuất hiện ở 25% những người bị lupus
- Viêm giác mạc
- Thay đổi mạch máu ở võng mạc, xảy ra ở 28% bệnh nhân
- Tổn thương dây thần kinh kiểm soát chuyển động mắt và tầm nhìn
- Hội chứng Sjogren - tình trạng khiến người bệnh không thể sản xuất đủ nước mắt, xuất hiện ở 20% bệnh nhân lupus
- Đục thủy tinh thể
- Suy giảm thị lực
- Mất thị lực.
Miệng
Lupus có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng trong miệng. Loét miệng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và xảy ra ở khoảng 4 – 45% những người bị lupus. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị lupus, chẳng hạn như corticosteroid, đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như khô miệng, lở loét, sưng và nhiễm trùng.
Lupus ban đỏ có thể gây loét miệng
Da
Nhiều người bị lupus phát triển các vấn đề về da, trong đó phát ban hoặc lở loét là rất phổ biến. Có tới 70% người bị lupus nhạy cảm với tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời.
Máu
Rối loạn máu là phổ biến ở những người bị lupus. Các vấn đề về máu bao gồm:
- Thiếu máu hoặc thiếu tế bào hồng cầu
- Xuất hiện huyết khối, hình thành cục máu đông
- Viêm mạch máu
- Giảm tiểu cầu, điều này có thể khiến máu khó đông
- Giảm bạch cầu.
Tim
Các vấn đề tim mạch không chỉ là biến chứng chính của lupus mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người mắc bệnh. Hơn một nửa số bệnh nhân lupus dễ mắc bệnh tim mạch hơn vì họ thường có nhiều yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường type 2.
Phổi
Khoảng 50% người bị lupus gặp vấn đề về phổi. Viêm có thể ảnh hưởng đến phổi, niêm mạc phổi, mạch máu phổi và cơ hoành, gây ra:
- Viêm màng phổi hoặc sưng màng bao quanh phổi
- Viêm phổi, viêm mô phổi
- Bệnh phổi kẽ lan tỏa mạn tính, gây ra các mô sẹo ngăn oxy đi vào máu từ phổi
- Thuyên tắc phổi khiến một cục máu đông chặn dòng máu chảy từ tim đến phổi.
Thận
Lupus ban đỏ biến chứng thận là tình trạng phổ biến. Chúng gây viêm thận lupus. Những người bị viêm thận lupus có thể: Tăng cân, phù ở bàn chân, có máu trong nước tiểu, huyết áp cao. Bệnh thận làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ hoặc có thể tiến triển thành suy thận vĩnh viễn.
Lupus ban đỏ có thể gây suy thận
Hệ tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Nó bao gồm các cơ quan tiêu hóa thức ăn, đồ uống và xử lý chất thải. Nhiều người bị lupus gặp các vấn đề về đường tiêu hóa do ảnh hưởng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Xương và cơ bắp
Đối với hơn một nửa số người bị lupus, đau khớp là một trong những triệu chứng đầu tiên họ gặp phải. Hơn 90% những người mắc lupus bị đau khớp và cơ ở một số giai đoạn trong cuộc đời. Các vấn đề về cơ và xương khác phát sinh từ bệnh lupus, bao gồm viêm gân, viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay và loãng xương.
Mang thai
Phụ nữ bị lupus có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn như sảy thai, sinh non và tiền sản giật. Thuốc corticosteroid có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
>> Xem thêm: Điều trị lupus ban đỏ bằng liệu pháp tâm lý
Cách điều trị lupus ban đỏ
Hiện tại chưa có cách chữa trị bệnh lupus khỏi hoàn toàn, nhưng người mắc có thể kiểm soát các triệu chứng và đợt bùng phát thông qua thay đổi lối sống và dùng thuốc. Những phương pháp điều trị nhằm mục đích: Ngăn chặn hoặc quản lý các đợt bùng phát, giảm nguy cơ tổn thương nội tạng.
- Thuốc có thể giúp: Giảm đau và sưng, điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp và nội tạng, quản lý huyết áp, giảm nguy cơ nhiễm trùng, kiểm soát cholesterol.
- Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:
+ Tập thể dục thường xuyên: Điều này làm giảm cứng cơ, ngăn ngừa loãng xương, giảm căng thẳng và bảo vệ tim.
+ Bỏ thuốc lá: Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đau tim, giảm nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản, bệnh động mạch vành.
+ Nghỉ ngơi: Giúp giảm mệt mỏi, ngăn chặn nguy cơ bùng phát và hạn chế độ nhạy cảm với cơn đau.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng huỳnh quang: Điều này giúp bảo vệ da, chống lại sự nhạy cảm với tia UV.
+ Rửa tay thường xuyên: Giúp phòng ngừa nhiễm trùng ở những người đặc biệt dễ mắc bệnh.
Rửa tay thường xuyên giúp tránh nhiễm trùng khi mắc lupus
+ Kiểm soát cơn đau: Tắm nóng, giảm căng thẳng bằng cách châm cứu, thái cực quyền, yoga và trị liệu thần kinh cột sống có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
+ Quản lý sức khỏe tâm thần: Tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần để chống chọi với các triệu chứng trầm cảm.
+ Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị lupus từ sâu bên trong cơ thể, ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về những biến chứng nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus hiệu quả, bạn nhé.
>> Xem thêm: 8 cách tăng cường miễn dịch, chống lại lupus ban đỏ
Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus hiệu quả
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến khi chị tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Chuyên gia tư vấn
Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Tuấn Linh