Cách chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da liễu rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, khi mắc bệnh viêm da cơ địa, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở da, có thể nổi mẩn đỏ ở từng vùng da hoặc toàn thân … gây mất thẩm mĩ và khó chịu cho người bệnh. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc người bệnh bị viêm da cơ địa chưa? 

Cách chăm sóc, điều trị bệnh viêm da cơ địa

Cách chăm sóc da hàng ngày cho người bệnh viêm da cơ địa

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh viêm da nặng hơn.

Nên mặc quần áo thoáng mát nếu là mùa hè, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.

Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa:

Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm, kem steroid tại chỗ, hoặc các loại thuốc khác bác sĩ kê toa.

Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa trầm trọng.

Giữ móng tay cắt ngắn. Đeo găng tay trong khi ngủ vào ban đêm, nếu gãi là một vấn đề.

Giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày.

Làm giảm các nguyên nhân khiến da dị ứng như:

Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng.

Tránh các chất kích thích như len và lanolin.

Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi.

Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đọt ngột, gây đổ mồ hôi.

Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm … khi đang bị viêm da cơ địa.

 bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.