Hiểu rõ những biến chứng lupus ban đỏ và cách ngừa bệnh tiến triển là chìa khóa để chung sống hòa bình với bệnh. Bởi nếu điều trị bệnh tốt có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên thận, tim, thần kinh. Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng thường gặp và cách điều trị lupus ban đỏ trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là tình trạng hệ miễn dịch thay vì bảo vệ cơ thể trước các tác nhân có hại (vi khuẩn, virus) xâm nhập thì lại tấn công vào chính những mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Những người bị lupus có thể phát triển các vấn đề với những cơ quan và hệ thống khác nhau của cơ thể. Phổ biến với các tổn thương trên da ở thể bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tiến triển thành dạng hệ thống và gây các biến chứng như:
Biến chứng huyết học
Một trong những biến chứng của lupus ban đỏ là có thể làm thay đổi tế bào máu, gây thiếu máu, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn như lá lách, hạch bạch huyết. Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch ở người bệnh lupus ban đỏ còn sản xuất ra kháng thể tấn công các yếu tố đông máu. Việc máu đông quá dễ dàng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, huyết khối tĩnh mạch sâu, sảy thai và tiền sản giật.
Biến chứng trên phổi
Bệnh lupus ban đỏ có thể làm tăng nguy cơ viêm các mô xung quanh phổi. Tình trạng này khiến người mắc khó thở, ho, đau tức ngực hoặc thậm chí viêm phổi.
Biến chứng trên tim
Lupus ban đỏ có thể gây viêm cơ tim, xơ cứng động mạch và các bệnh về van tim. Đặc biệt, bệnh còn làm cho các cơn đau tim nghiêm trọng hơn và tần suất nhiều hơn.
Biến chứng trên thận
Những người bị bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận có thể bị sưng chân và mắt cá chân. Khi xét nghiệm nước tiểu thì thấy dấu hiệu bất thường. Thậm chí, nhiều người còn bị biến chứng thận nên tỷ lệ người bệnh lupus ban đỏ chết vì biến chứng thận khá cao.
Lupus ban đỏ có thể gây suy thận
Biến chứng hệ thần kinh
Bệnh lupus ban đỏ có thể gây biến chứng trên hệ thần kinh với một số triệu chứng thường gặp như: Giảm trí nhớ nhẹ, đau đầu, chóng mặt, suy giảm thị lực, thay đổi hành vi, yếu cơ và mất cảm giác ở bàn chân, bàn tay. Nhiều người bị lupus ban đỏ trở nên lo lắng hoặc trầm cảm vì xấu hổ, tự ti. Thậm chí, họ có thể bị ảo tưởng, ảo giác hoặc hưng phấn.
Lupus ban đỏ có thể gây ra các loại biến chứng khác ảnh hưởng đến người mắc như:
- Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh lupus ban đỏ thường cao hơn bình thường do các phương pháp điều trị có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Bệnh ung thư: Lupus ban đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Mô xương chết: Khi nguồn cung cấp máu cho xương giảm, dẫn đến các vết gãy nhỏ trong xương và cuối cùng là gãy xương.
- Các biến chứng khi mang thai: Phụ nữ mắc bệnh lupus có nguy cơ sảy thai cao hơn. Lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi mang thai và sinh non. Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng này, bác sĩ thường khuyên bạn nên trì hoãn việc mang thai cho đến khi bệnh được kiểm soát trong ít nhất sáu tháng.
Làm sao để phòng ngừa biến chứng của lupus ban đỏ?
Lupus ban đỏ nếu không tiến hành điều trị từ sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người mắc. Dưới đây là một số cách phòng ngừa biến chứng của lupus ban đỏ:
Dùng thuốc tây điều trị bệnh lupus ban đỏ
Khi các triệu chứng lupus ban đỏ nghiêm trọng hơn thì việc dùng thuốc tây là rất cần thiết. Một số thuốc hay được sử dụng bao gồm:
- Thuốc Steroid: Thuốc bôi Steroid được dùng trong điều trị các tổn thương trên da. Thuốc an toàn và hiệu quả hơn đối với những trường hợp phát ban nhẹ. Với những trường hợp bệnh nặng thì có thể bôi steroid với liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, sử dụng steroid liều cao có khả năng gây ra tác dụng phụ như loãng xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em, yếu cơ, bệnh về mắt, đái tháo đường,...
- Thuốc Plaquenil (hydroxychloroquine): Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng nhẹ liên quan đến lupus như bệnh về da và khớp, ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát. Thuốc cũng được ghi nhận giúp làm giảm đợt cấp và nguy cơ tử vong của lupus ban đỏ.
- Thuốc Methotrexate: Nhiều người sử dụng Methotrexate cho bệnh ngoài da, viêm khớp và một số bệnh khác khi dùng không cải thiện các loại thuốc như hydroxychloroquine, liều thấp steroid, prednisone.
Methotrexate điều trị lupus ban đỏ
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện triệu chứng lupus ban đỏ
- Vitamin và chất bổ sung: Vitamin C, D và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe của người bị lupus ban đỏ. Các axit béo omega-3 trong dầu cá cũng hữu ích cho người bệnh lupus ban đỏ.
- Dehydroepiandrosterone (DHEA): Hormone này có thể làm giảm các triệu chứng bùng phát nhưng cũng gây tác dụng phụ nhẹ như nổi mụn trứng cá hoặc mọc tóc.
>>> XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc bệnh lupus ban đỏ
Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học
Một số thói quen hàng ngày có thể làm dịu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lupus ban đỏ:
- Tập thể dục: Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp có thể giúp tăng cường sức đề kháng, làm xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng lupus ban đỏ. Đồng thời, bài tập cũng có thể giúp tâm trạng thư giãn hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh lupus ban đỏ nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động, làm việc quá sức.
- Ăn uống lành mạnh: Có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đảm bảo ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ uống kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... giảm các phản ứng viêm do lupus ban đỏ.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá cũng gây hại cho tim, phổi và dạ dày của bạn. Hút thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu và khiến các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ tồi tệ hơn.
- Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Bôi kem chống nắng giúp bảo vệ da cho người bệnh lupus ban đỏ
Dùng sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa tiến triển triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Đây là sản phẩm chứa nhiều thảo dược quý bao gồm: cao Sói rừng, cao Bạch thược, cao Hoàng bá, cao Thổ phục linh, cao Nhàu, chiết xuất Nhũ hương.
- Theo nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc), cây sói rừng có hiệu quả giúp điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng bệnh lupus ban đỏ. Ngoài cây sói rừng, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống tự miễn rất hiệu quả.
- Nhóm dược liệu Bạch thược, Nhàu, Hoàng bá đã được chứng minh có tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm phản ứng tự miễn, giảm phản ứng viêm miễn dịch, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm sưng và ngừa tiến triển bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, vảy nến).
Viên uống Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ
Sản phẩm Kim Miễn Khang cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng giúp ổn định các triệu chứng, hạn chế tái phát các đợt cấp tính của bệnh. TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Y học cổ truyền Dân tộc cũng chia sẻ về hiệu quả của sản phẩm Kim Miễn Khang khi dùng cho người bệnh lupus ban đỏ trong video dưới đây.
>>> XEM THÊM: Kim Miễn Khang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về biến chứng lupus ban đỏ. Người bệnh nên tiến hành điều trị sớm và kết hợp dùng sản phẩm Kim Miễn Khang giúp cải thiện tốt bệnh và ngăn chặn tiến triển bệnh. Nếu có thắc mắc gì về lupus ban đỏ hay sản phẩm Kim Miễn Khang, hãy gọi ngay đến số hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 để được chuyên gia tư vấn chi tiết!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.