Những biến chứng nguy hiểm khi mắc lupus ban đỏ hệ thống. Xem ngay!

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn điển hình. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm khi mắc lupus ban đỏ hệ thống? Để có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Nguyên nhân của lupus ban đỏ hệ thống nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch. Từ đó hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.

Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus ban đỏ hệ thống bao gồm: Đau, sưng khớp (viêm khớp), sốt không rõ nguyên nhân và mệt mỏi cực độ. Đặc biệt, phát ban da đỏ đặc trưng hình con bướm có thể xuất hiện trên mũi và má. Phát ban cũng có thể xảy ra ở mặt, tai, cánh tay trên, vai, ngực và tay. Bởi da của người bị lupus ban đỏ rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời nên phát ban da thường trở nên tồi tệ hơn sau khi phơi nắng.

Ngoài các dấu hiệu trên, một số triệu chứng thường gặp khác của bệnh lupus ban đỏ như: Đau ngực khi thở sâu, rụng tóc bất thường, ngón tay, ngón chân nhợt nhạt hoặc tím do lạnh hay căng thẳng (hiện tượng Raynaud), nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, sưng (phù) ở chân hoặc quanh mắt, loét miệng,… Một số người cũng bị đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, nhầm lẫn hoặc co giật. Các triệu chứng mới có thể tiếp tục xuất hiện nhiều năm sau đợt chẩn đoán ban đầu.

Phát ban hình cánh bướm là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

Phát ban hình cánh bướm là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

>>> Xem thêm: Người bị bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Hiện nay, nguyên nhân gây lupus ban đỏ chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố sau được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.

- Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây các tổn thương da lupus ban đỏ hoặc kích hoạt phản ứng bên trong ở những người nhạy cảm.

- Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng có thể khởi phát lupus ban đỏ hệ thống hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng ở những người đang mắc bệnh.

- Sử dụng thuốc: Lupus ban đỏ hệ thống có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh và kháng sinh. Những người bị lupus ban đỏ hệ thống do nguyên nhân này thường cải thiện triệu chứng khi họ ngừng dùng thuốc.

- Nội tiết: Bệnh lupus ban đỏ có liên quan mật thiết đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Cụ thể, bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro bao gồm:

- Giới tính: Lupus ban đỏ phổ biến hơn ở phụ nữ.

- Tuổi tác: Mặc dù lupus ban đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nó thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 – 45.

>> Xem thêm: Mẹo chăm sóc da cho người mắc lupus ban đỏ

Những biến chứng nguy hiểm khi mắc lupus ban đỏ hệ thống

Nếu không được điều trị kiểm soát, bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các triệu chứng của bệnh:

Tổn thương ở thận

Lupus ban đỏ gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tử vong do bị suy thận. Các dấu hiệu và triệu chứng của vấn đề về thận do lupus ban đỏ hệ thống gây ra có thể bao gồm: Ngứa toàn thân, đau ngực, buồn nôn, ói mửa và sưng chân.

Các bệnh tim mạch

Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến tim mạch. Các triệu chứng phổ biến của các vấn đề tim mạch là cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Những người mắc lupus ban đỏ có khả năng phát triển bệnh tim và các vấn đề liên quan đến tim mạch cao gấp 8 - 10 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do bệnh lupus ban đỏ có thể dẫn đến tình trạng viêm ở tim và động mạch.

Lupus ban đỏ hệ thống gây biến chứng trên tim mạch 

Lupus ban đỏ hệ thống gây biến chứng trên tim mạch

Các vấn đề về xương

Người mắc lupus ban đỏ hệ thống có nhiều nguy cơ bị gãy, vỡ xương do máu được cung cấp đến xương không đủ. Khớp hông và khớp gối là các vị trí thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Các vấn đề về phổi

Các vấn đề về phổi như ho, khó thở có thể phát sinh do viêm niêm mạc màng phổi hay do sự tích tụ của chất lỏng. Tình trạng viêm này cũng rất có thể do bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc nhiễm trùng gây ra.

Các triệu chứng phổ biến là sốt, đau ngực và ho dữ dội. Hơn nữa, trong trường hợp tồi tệ, phổi không làm tốt chức năng cung cấp oxy vào máu còn gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể. Khi các mạch máu của phổi bị ảnh hưởng cũng có thể dẫn tới bệnh cao huyết áp.

Bệnh lupus ban đỏ gây ra các biến chứng trên phổi 

Bệnh lupus ban đỏ gây ra các biến chứng trên phổi

Tổn thương não

Những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus ban đỏ hệ thống thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng viêm trong não. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, ảo giác và thậm chí là đột quỵ, co giật. Thông thường, những người mắc lupus ban đỏ còn gặp các vấn đề về trí nhớ và khó kiểm soát được suy nghĩ của mình.

Phức tạp trong thai kỳ

Lupus ban đỏ không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong việc thụ thai, nhưng nó lại ảnh hưởng đến thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể khiến sản phụ sinh non do huyết áp cao hoặc tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, để tránh các biến chứng trong thai kỳ do lupus ban đỏ gây ra, người phụ nữ nên tránh mang thai cho đến khi khỏi bệnh hoặc mức độ bệnh có thể kiểm soát được.

Thiếu máu

Lupus ban đỏ có thể làm rối loạn việc lưu chuyển máu nên gây ra các vấn đề như thiếu máu, tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu,...

Nhiễm trùng

Bệnh lupus ban đỏ gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vậy, người mắc dễ bị các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm nấm men, herpes và bệnh zona.

>> Xem thêm: Tại sao điều trị lupus ban đỏ cần tăng cường miễn dịch?

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng. Các phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và bộ phận nào trên cơ thể bị ảnh hưởng bởi lupus ban đỏ. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

- Sử dụng thuốc chống viêm cho đau khớp và cứng khớp.

- Sử dụng kem steroid cho phát ban.

- Thuốc corticosteroid để ức chế hệ thống miễn dịch.

- Thuốc chống sốt rét cho các vấn đề về da và khớp.

- Thuốc sinh học.

Ngoài các giải pháp điều trị trên, giới chuyên gia khuyên người bị lupus ban đỏ hệ thống nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để tăng cường miễn dịch, từ đó hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên gọi Kim Miễn Khang.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị lupus từ sâu bên trong cơ thể, ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Bài viết đã giúp bạn có thông tin chi tiết về những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả, bạn nhé.

>> Xem thêm: 9 câu hỏi thường gặp về bệnh lupus ban đỏ

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua lupus ban đỏ hiệu quả

Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.

Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:

>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)

Để biết thêm thông tin chi tiết về những biến chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline( Zalo, Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước 18006107.

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mỹ Duyên



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.