Đại cương về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc hay chàm tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất hoặc vật dụng có khả năng gây dị ứng. Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần tiếp xúc lần đầu, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc cách quãng và từ 5-7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu.

Có rất nhiều hóa chất có thể gây viêm da tiếp xúc: hóa chất để pha chế, chất nhuộm, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, chất tẩy, xà phòng, dầu thơm, mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc và các loại dây đeo (nữ trang, đồng hồ, mặt dây nịt...).

Triệu chứng

Tùy theo mức độ phản ứng, triệu chứng có thể gặp:

Tại chỗ: Tại vùng da bị tiếp xúc xuất hiện triệu chứng ngứa, viêm đỏ, rỉ nước phù nề, đặc biệt rất ngứa. Nếu bị nhiều lần, da thường dày lên do gãi, chà xát.

Toàn thân lan rộng: Nếu phản ứng da nặng, thường do hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, các dấu hiệu trên có thể xuất hiện rải rác toàn thân, đôi khi kèm theo nổi mề đay hoặc xuất hiện cơn hen phế quản ở người có thể tạng dị ứng hoặc bị hen phế quản trước đó.

Viêm da tiếp xúc

+ Các vị trí thường gặp:

- Ðầu và cổ: do thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu thơm...

- Vùng trán, mí mắt: có thể do nón, băng nịt trán, mascara, mực kẻ mí mắt.

- Cổ, và cổ tay: do dây đeo, đồng hồ.

- Vùng bụng quanh rốn: Thường do dây nịt, nhất là mặt kim loại của dây nịt.

- ở bàn tay: do nhiều loại hóa chất trong công việc nội trợ hoặc trong công xưởng ...

Cách xử trí

Người bệnh phải tự lưu ý và giúp thầy thuốc tìm ra các hóa chất, vật dụng gây viêm da tiếp xúc . Sau đó loại bỏ không xài, không dùng sản phẩm, đồ dùng đã gây phản ứng thì bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi hẳn hoàn toàn.

- Viêm da tiếp xúc nhẹ: Chỉ ngứa, rỉ nước vùng da nhỏ có thể bôi dung dịch Milian, tím Gentian, rửa thuốc tím hoặc kem Corticoide nhẹ như Cortibion. Nhưng cần nhớ: Nếu bôi trong 3 ngày không bớt, phải đi khám bệnh và không được bôi thuốc nhiều lần và quá 3 ngày. Ngoài ra, không được bôi các bột kháng sinh như Penicilline, Tetracyline... vào chỗ da ngứa, chảy nước.

- Trường hợp nặng hơn: Ngứa lan rộng, phản ứng nhiều nơi, nên đến bác sĩ khám bệnh để được điều trị đúng cách.

Theo ykhoa.net



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.