Đoán bệnh qua da

Làn da bạn vốn bình thường bỗng chuyển sang màu đỏ, đó là do hàm lượng hồng cầu tăng cao, thường là biểu hiện của bệnh tim, gan và đường ruột... Còn nếu da chuyển màu xanh lam, có thể bạn đã bị bệnh tim và phổi.

Da có vai trò quan trọng trong việc bài tiết, điều hòa thân nhiệt và hô hấp. Đây cũng là nơi biểu hiện sớm sự thay đổi của các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, chỉ qua quan sát da, ta có thể nhận biết một số bệnh tật.

- Da trắng bệch, răng tê, môi, miệng và niêm mạc cũng trắng bệch: Thường là do thiếu máu.

- Da trở nên đen thô: Thường là dấu hiệu của ung thư dạ dày (một chất của tế bào ung thư tiết ra gây đen da) hoặc của bệnh tiểu đường (những biến đổi bất thường của tuyến yên gây đen da).

- Trên da có các mảng màu trắng, to nhỏ không đều, hình dạng không giống nhau, có ranh giới rõ ràng: Thường là biểu hiện của bệnh bạch biến. Bệnh bắt đầu ở những chỗ dễ bị cọ xát và bị ánh sáng chiếu vào như mặt, cổ, lưng, bụng, mặt tay trước, mu bàn tay, ngón tay.

- Da vàng, lòng trắng mắt cũng bị vàng: Do viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

Quan sát các nốt trên da

- Các nốt bầm tím: Có thể là dấu hiệu bệnh giảm tiểu cầu.

- Những hình nốt ruồi con nhện: Thường thấy ở bệnh xơ gan. Nốt ruồi con nhện đường kính 0,2-2 cm, có một chấm nhỏ ở giữa, xung quanh chiếu ra nhiều sợi dây màu đỏ; khi dùng vật cứng ấn vào thì mạng nhện mất ngay.

- Các nốt ruồi đột nhiên to lên, ngứa và sưng đỏ, đau, bên cạnh có các nốt ruồi vệ tinh nhỏ hơn: Tín hiệu của bệnh u ác tính.

BS Việt Dũng, Khoa Học & Đời Sống



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.