Nếu da khô, ngứa và đỏ thì có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa. Đây là căn bệnh ngoài da khá phổ biến và làm cho người mắc cảm thấy khó chịu. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sớm nhất? Các phương pháp điều trị nào mang lại hiệu quả cao? Cùng đi sâu tìm hiểu các thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng da bị khô, đỏ, ngứa kèm mụn. Đây là một trong những loại viêm da khá phổ biến. Chức năng bảo vệ của các tế bào da trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây hại đến từ môi trường dẫn đến da dễ bị nhiễm trùng, viêm và khô.
Viêm da cơ địa thường xuất hiện từ lúc nhỏ và có xu hướng bùng phát theo chu kỳ. Người mắc thường gãi các vùng da bệnh khiến da bị tổn thương nhiều hơn và khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Viêm da cơ địa chỉ có thể kiểm soát bằng cách giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa
Ở mỗi người, viêm da cơ địa sẽ biểu hiện với mức độ và các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thường gặp:
- Da khô, ngứa, có vảy.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ.
- Các mảng da thô ráp, sần sùi.
- Tăng nếp nhăn ở lòng bàn tay.
- Các nốt sần nhỏ trên mặt, cánh tay hoặc đùi.
- Da bị sưng đỏ, đau.
- Màu da thay đổi bất thường.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm da cơ địa là do hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, rối loạn gây ra các tình trạng tự miễn. Tuy nhiên, viêm da cơ địa còn có thể do nhiều yếu tố kết hợp như:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có nhiều hơn một người bị các bệnh tự miễn, bệnh ngoài da thì khả năng mắc viêm da cơ địa của bạn sẽ cao hơn những người khác.
- Cơ địa: Tiền sử hen hoặc dị ứng với một số chất như phấn hoa, gluten, lông của vật nuôi,... sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Đột biến gen: Sự thay đổi của các gen kiểm soát protein giúp duy trì làn da khỏe mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
- Môi trường sống: Môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói thuốc lá, thời tiết quá lạnh,... cũng có thể dẫn đến tình trạng da khô, ngứa ngáy.
- Căng thẳng: Đây có thể là yếu tố gây bùng phát bệnh và khiến cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Một số biểu hiện cho thấy bạn đang stress, căng thẳng: Trầm cảm, lo lắng, khó tập trung, khó chịu, nóng nảy, ngủ quá ít hay quá nhiều, đau nhức người,...
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, các tổn thương da: Điều này làm phá vỡ lớp bảo vệ da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh.
Căng thẳng làm bùng phát viêm da cơ địa
>>> Xem thêm: Viêm da cơ địa ở đầu: Những điều cần biết để điều trị hiệu quả
Viêm da cơ địa có chữa được không?
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp đảm bảo điều trị viêm da cơ địa triệt để. Những phương pháp điều trị chỉ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của viêm da cơ địa và các đợt bùng phát.
Bị viêm da cơ địa dùng thuốc gì?
Dùng thuốc trong điều trị viêm da cơ địa nhắm kiểm soát cơn ngứa kèm các triệu chứng khác. Cụ thể:
- Bôi kem và thuốc mỡ cortisone: Giúp kiểm soát các cơn ngứa. Tuy nhiên cần phải cẩn thận khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Thuốc kháng histamin (diphenhydramine,chlorpheniramine, cetirizine,...) cho các trường hợp ngứa nhiều.
- Thuốc ức chế miễn dịch đường uống như cyclosporine (neoral, sandimmune hoặc restasis), methotrexate (trexall hoặc rasuvo),...
- Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus (protopic) và pimecrolimus (elidel).
- Thuốc sinh học như dupilumab (dupixent) sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc hay phương pháp điều trị khác.
- Thuốc chống nhiễm trùng và kiểm soát viêm như penicillin, cephalosporin, clindamycin, dicloxacillin,...
Thuốc điều trị viêm da cơ địa
Trị viêm da cơ địa tại nhà
Người bị viêm da cơ địa cần kết hợp các phương pháp trị liệu và chăm sóc da tại nhà để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, kem dưỡng da có chứa ceramide tạo chất keo bảo vệ trên da của người bệnh.
- Giảm ngứa bằng cách chườm ướt hoặc chườm lạnh, tránh gãi làm tổn thương da.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá hanh khô.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên. Có thể bôi kem dưỡng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm.
- Hạn chế các chất tẩy rửa có chứa hương liệu và chất gây dị ứng.
- Tránh tắm nước nóng quá lâu sẽ làm khô da. Nên tắm với thời gian vừa phải bằng nước ấm.
- Giữ nhiệt độ phòng ổn định, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ sẽ làm khô da.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải tốt.
- Hạn chế các tổn thương trên da, sử dụng đồ bảo hộ khi lao động.
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái bằng cách đọc sách, nghe nhạc,... Có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu không thể tự điều chỉnh tâm trạng.
- Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
- Tránh để cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi.
>>> Xem thêm: 9 bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng đông y hiệu quả nhất
Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa có lây không là vấn đề được khá nhiều người thắc mắc. Các chuyên gia khẳng định, viêm da cơ địa là bệnh tự miễn không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Trong trường hợp có tiếp xúc với các mảng da bệnh thì cũng không cần quá lo lắng. Viêm da cơ địa chỉ có thể lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cơ thể. Vì vậy, không nên kỳ thị người bị viêm da cơ địa, khiến tâm trạng của người bệnh xấu đi.
Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Một số hoạt chất trong thực phẩm tốt cho làn da và cải thiện triệu chứng của viêm da cơ địa đồng thời cũng có nhiều đồ ăn khiến bệnh trầm trọng hơn. Do đó xây dựng chế độ ăn phù hợp góp phần tạo nên hiệu quả của quá trình điều trị.
Bị viêm da cơ địa không nên ăn gì?
Một số thực phẩm được chuyên gia khuyên tránh sử dụng đối với người bệnh viêm da cơ địa như:
- Thịt đỏ: Chứa nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy các phản ứng viêm.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Dễ gây các phản ứng dị ứng.
- Bánh kẹo, đồ ngọt: Chứa nhiều đường hóa học, kích thích phản ứng viêm.
- Đồ uống chứa cồn, thuốc lá: Gây suy giảm miễn dịch, làm trầm trọng hơn triệu chứng viêm da cơ địa.
- Hạn chế trứng, lạc, đậu phụ, đậu nành.
- Tránh ăn hải sản như tôm, ghẹ, mực,...
Bị viêm da cơ địa cần hạn chế sữa và sản phẩm từ sữa
Bị viêm da cơ địa nên ăn gì?
Người bệnh nên bổ sung thêm một số thực phẩm sau trong khẩu phần ăn để tránh viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn:
- Thực phẩm giàu vitamin từ rau củ quả như vitamin A có trong đu đủ, xoài, táo, nho,... tăng cường sức đề kháng, vitamin E trong hạt dẻ, bắp cải, cải xoăn, hạnh nhân,... chống oxy hóa và dưỡng ẩm cho da, vitamin B trong hạt điều, chuối, cà chua, rau dền,... giúp tăng tái tạo mô.
- Thực phẩm có hoạt tính chống viêm: Cá, hạt lanh, cà chua, cây họ đậu giúp giảm viêm và ngứa ngáy khó chịu.
- Ngũ cốc: Chứa nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh tăng cường sức đề kháng như lúa mạch, lúa mì,...
- Thực phẩm nhiều kẽm như hạt bí ngô, ngũ cốc, rau chân vịt, đậu hà lan,... sẽ giúp sửa chữa các tế bào bệnh, ngăn chặn viêm da cơ địa bùng phát.
- Bổ sung probiotic: Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tổn thương da.
Bộ sản phẩm Kim Miễn Khang & Explaq hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa
Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay, sử dụng sản phẩm từ thảo dược được khá nhiều người bệnh viêm da cơ địa tin dùng bởi khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả đồng thời có rất ít tác dụng phụ. Tiêu biểu như bộ đôi “uống trong - bôi ngoài” là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang & Explaq hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa
Kim Miễn Khang chứa thành phần sói rừng có khả năng nổi bật trong ức chế hệ thống miễn dịch nhờ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý như cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,...
Thổ phục linh, bạch thược và nhũ hương có tác dụng chống dị ứng, ngăn ngừa viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa (ngứa, mụn mủ,...). Cao hoàng bá và cao nhàu cân bằng hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây viêm da cơ địa.
Explaq là sản phẩm dùng để bôi ngoài da chứa chitosan và một số dược liệu khác như phá cố chỉ, dầu dừa, lá sói, ba chạc,... rất hiệu quả trong việc kéo dài chu kỳ sống của tế bào da, chống viêm, giảm ngứa, hạn chế các đợt tái phát của bệnh.
Để hiểu rõ hơn về việc ứng dụng bộ đôi sản phẩm này trong điều trị bệnh viêm da cơ địa hãy theo dõi đoạn video dưới đây:
Rất nhiều người sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang & Explaq đã cải thiện các bệnh về da. Như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Thiên (33 tuổi, trú tại Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Anh Thiên bị bệnh chàm (viêm da cơ địa) ở lưng gần 10 năm nay, rất mệt mỏi, khó chịu. Dù đã đi khám nhiều nơi, uống và bôi không biết bao nhiêu loại thuốc nhưng tình trạng của anh cải thiện không nhiều. Chỉ đến khi biết và sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và bôi Eczestop, bệnh chàm da của anh mới cải thiện tích cực, không còn ngứa ngáy và mệt mỏi. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Hiện nay, Kim Miễn Khang đang có chương trình tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng:
- Mua 6 hộp Kim Miễn Khang 30 viên sẽ được tặng 1 hộp cùng loại.
- Mua 2 hộp Kim Miễn Khang 90 viên hoặc 1 hộp 180 viên sẽ được tặng 1 hộp 30 viên.
Đặc biệt, nhãn hàng Kim Miễn Khang cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng sản phẩm không hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh viêm da cơ địa. Đừng quên thử sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq để cảm nhận hiệu quả hỗ trợ điều trị tuyệt vời. Nếu còn bất kỳ điều gì chưa rõ về bệnh viêm da cơ địa hoặc sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273
https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/
https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis