Giới thiệu một số bệnh tự miễn hay gặp

Bệnh tự miễn là bệnh do sự rối loạn của hệ miễn dịch cơ thể, không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng. Vậy có những bệnh tự miễn nào hay gặp?

Bệnh tự miễn là gì

Bệnh tự miễn là bệnh liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Trong cơ thể người, hệ miễn dịch đóng vai trò bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Nhưng ở một số người, hệ miễn dịch bị rối loạn, nhầm lẫn giữa tế bào của cơ thể và các yếu tố lạ xuất hiện trong cơ thể hay từ bên ngoài xâm nhập vào, tự sinh ra các kháng thể chống lại những tế bào bình thường của cơ thể và sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch. Bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, sinh ra nhiều bệnh khác nhau. Bệnh tự miễn có thể rất nguy hiểm vì không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng tại các cơ quan

Rối loạn hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể gây ra bệnh tự miễn 

Rối loạn hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể gây ra bệnh tự miễn

Một số bệnh tự miễn thường gặp

Các bệnh chất tạo keo:

Lupus ban đỏ hệ thồng: thưởng gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ (90%). Biểu hiện thường là sốt kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, ban hình cánh bướm ở mặt, ban lan tỏa ở bàn tay, nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc. Tổn thương ở các cơ quan: cơ khớp (viêm, đau cơ, viêm khớp), thận (hội chứng thận hư), tim (viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim), phổi (viêm phổi, viêm màng phổi…)…

- Viêm khớp dạng thấp: với các  tự kháng thể kháng HLA DR4, DR1 với các triệu chứng cứng khớp, viêm khớp, sưng nóng đỏ đau, có nốt thấp…

Bệnh nội tiết

- Suy giáp: với triệu chứng mệt mỏi, sợ lạnh, da khô, suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, giảm trí nhớ…

- Cường giáp: căng thằng, kích thích, đánh trống ngực, run, tăng tiết nước mắt, nhìn đôi, lồi mắt (mắt long lanh), mệt mỏi, yếu cơ…

- Đái tháo đường typ 1: tuyến tụy sản xuất kém hoặc không sản xuất được insulin. Với biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi, mắt nhìn mờ

Bệnh hệ máu

- Tan máu tự miễn: vòng đời của hồng cầu bị rút ngắn hơn so với bình thường do sự xuất hiện của tự kháng thể chống hồng cầu. Với triệu chứng thiếu máu, gan, lách có thể to…

- Xuất huyết giảm tiểu cầu: xuất hiện tự kháng thể chống tiểu cầu, gây ban xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính, hay có kết hợp với một số bệnh mạn tính khác như: bệnh bạch cầu lympho mạn, thiếu máu tan máu…

Phần lớn bệnh tự miễn hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, việc điều trị vẫn còn gặp khó khăn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hy vọng có thể làm rõ được các yếu tố xung quanh các bệnh tự miễn để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh tự miễn, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Hòa Thu

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.