Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn có thể gây viêm và đau khắp cơ thể. Các triệu chứng của bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để nhận biết bệnh sớm nhất? Cách điều trị bệnh hiệu quả như thế nào? Hãy cùng đi sâu tìm hiểu các thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây nhé.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?
Ở người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn dẫn đến sự tấn công nhầm lẫn vào các cơ quan và tế bào thường khỏe mạnh, gây bệnh lupus ban đỏ. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, phát triển chậm, mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này là các phát ban hình cánh bướm trên mặt, má, sống mũi hoặc bất kỳ vị trí nào. Những nốt phát ban này đôi khi làm người bệnh khó chịu, ngứa và nặng hơn là để lại các vết loét. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh gặp phải:
- Trên da: Da sần sùi, mụn mủ, mụn trứng cá, da phồng rộp. Các tổn thương da có thể nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Loét miệng.
- Khó thở, tức ngực.
- Mắt khô.
- Vấn đề về khớp như đau, cứng và sưng khớp.
- Mệt mỏi, sốt.
- Đau đầu, lú lẫn, mất trí nhớ.
- Rụng tóc lan tỏa hay từng mảng.
- Vấn đề về máu như sự giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu.
- Khi tiếp xúc với lạnh hoặc căng thẳng, các ngón tay, ngón chân chuyển sang màu trắng hay xanh.
- Các vấn đề trên thận, thần kinh, tim phổi.
Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống
Quá trình chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể kéo dài và gặp khó khăn bởi các triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh khác như tiểu đường, viêm khớp,... Để đảm bảo về tính chính xác của kết quả, chuyên gia sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu.
- Phân tích nước tiểu.
- Chụp X-quang.
- Siêu âm tim.
- Sinh thiết da.
- Xét nghiệm kháng thể ANA.
Thông thường người bệnh lupus ban đỏ thường cho kết quả dương tính với xét nghiệm ANA.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh ngoài da tự miễn thường có nguyên nhân chính là sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó nó có thể là kết quả của sự kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây nên các tổn thương da.
- Yếu tố di truyền: Trong nhà có nhiều hơn 1 người mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh ngoài da thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể dẫn đến các đợt bùng phát hoặc tái phát lupus ban đỏ.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh,... khi dùng sẽ làm bùng phát các triệu chứng của lupus ban đỏ.
- Hormon sinh dục: Thực tế cho thấy, bệnh thường mắc ở nữ giới, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ.
Yếu tố di truyền - Nguyên nhân lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có nguy hiểm không?
Lupus ban đỏ là bệnh ngoài da khá dai dẳng và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người mắc. Một số biến chứng có thể gặp ở người bệnh lupus ban đỏ hệ thống:
- Máu và mạch máu: Tăng nguy cơ chảy máu, ảnh hưởng đến khả năng đông máu, gây viêm mạch máu.
- Thận: Suy thận và dẫn đến tử vong.
- Phổi: Viêm phổi, viêm niêm mạc khoang ngực.
- Nhiễm trùng: Bởi sự suy yếu của hệ thống miễn dịch tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập.
- Bệnh ung thư: Ung thư da do tổn thương trên da biến chuyển nặng.
- Mô xương chết: Khả năng cung cấp máu nuôi xương giảm dẫn đến các vết gãy nhỏ trong xương và sự phá hủy xương.
- Các biến chứng khi mang thai: Nguy cơ sảy thai cao hơn, tăng nguy cơ cao huyết áp.
Một số trường hợp tử vong là do các biến chứng và triệu chứng của bệnh tiến triển nặng không thể kiểm soát.
Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu?
Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu là một câu hỏi thường gặp và khá khó để có thể trả lời chính xác bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tiếp nhận điều trị của cơ thể, ý chí của người bệnh,... Do đó khi được hỏi về vấn đề này, các chuyên gia thường đưa ra các con số về tỷ lệ người bệnh sống được sau 5 năm hay 10 năm. Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 95%, sau 10 năm là 90% và 15 năm là 80%. Như vậy người bệnh gần như có thể sống như người bình thường khi mắc lupus ban đỏ nếu được điều trị đúng cách.
>>> Xem thêm: Những biến chứng CHẲNG AI MUỐN NGHE khi mắc lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không?
Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng lupus ban đỏ không thể lây từ người này qua người khác kể cả khi có tiếp xúc trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cần phải hiểu được rằng lupus ban đỏ phát triển do hệ thống miễn dịch của cơ thể và sự lây lan của bệnh chỉ giới hạn trên cùng cơ thể.
Đừng quá lo lắng khi bạn đứng gần hay trong gia đình có người bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Hãy hỗ trợ tốt nhất về mặt tinh thần cho người bệnh, tránh thái độ kỳ thị và xa lánh khiến cho người mắc phải suy nghĩ nhiều và căng thẳng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không?
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có chữa được không?
Hiện vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để cho người bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Mục tiêu của các biện pháp can thiệp là cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa sự tái phát. Các chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên các yếu tố sau:
- Mức độ nghiêm trọng.
- Các biểu hiện bệnh.
- Tuổi tác, tình trạng sức khỏe.
- Các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
- Tiền sử bệnh.
Thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Một số thuốc hiện đang được sử dụng cho điều trị lupus ban đỏ hệ thống:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc không cần kê đơn (naproxen sodium, ibuprofen,...) giúp giảm đau, sưng và sốt. Các thuốc NSAID mạnh hơn cần được kê đơn. Loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ như chảy máu dạ dày, tác động trên thận và tim cần cẩn trọng khi sử dụng.
- Thuốc trị sốt rét như hydroxychloroquine tác động lên hệ thống miễn dịch nhờ đó làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, mycophenolate, methotrexate,... điều trị trường hợp bệnh nặng.
- Thuốc sinh học: Belimumab, rituximab được dùng theo đường tiêm có tác dụng giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu tạo tự kháng thể.
Lối sống hợp lý cải thiện lupus ban đỏ
Lối sống hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh đáng kể. Dưới đây là các gợi ý cho người bệnh lupus ban đỏ hệ thống:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, sử dụng đồ bảo hộ như kem chống nắng, mũ, nón, áo dài tay để bảo vệ da.
- Tập thể dục thường xuyên: Giữ cho xương chắc khỏe, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
- Không hút thuốc.
- Bổ sung thêm vitamin D và canxi.
- Tái khám định kỳ giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Kết hợp nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tránh căng thẳng và mệt mỏi quá độ.
Tập thể dục thường xuyên cải thiện lupus ban đỏ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường. Người bệnh nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm như:
- Omega 3 trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ giúp giảm viêm.
- Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa như cà chua, ổi hồng, chuối, bí ngô, cải xoăn, rau chân vịt,...
- Ngũ cốc nguyên hạt: Chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin B cùng chất xơ phòng ngừa các biến chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống trên tim, tiểu đường hay ung thư.
- Sữa chua và sữa: Cung cấp vitamin D và canxi, tốt cho người bệnh lupus ban đỏ.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý hạn chế một số thực phẩm làm trầm trọng các triệu chứng bệnh như rượu, muối, đồ chế biến sẵn, đóng hộp, chứa nhiều chất béo có hại,...
Kim Miễn Khang - Giải pháp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Thuốc tây có khá nhiều tác dụng phụ bởi vậy một số người bệnh đã chuyển qua sử dụng các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ. Trong số đó cần được kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang là sự kết hợp của khá nhiều dược liệu quý như:
- Sói rừng: Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009 đã chứng minh sói rừng có khả năng ngăn chặn hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch.
- Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch.
- Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang với kem bôi thảo dược Explaq giúp chống viêm, giảm ngứa, kéo dài chu kỳ tế bào và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Chuyên gia Nguyễn Thành đã có đánh giá: “Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: Nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như bệnh vảy nến”. Hãy cùng theo dõi thêm trong video dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=RCQbfzMTUvc
Hiện Kim Miễn Khang đang triển khai chương trình tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Cụ thể:
- Khi mua 6 hộp Kim Miễn Khang 30 viên bạn sẽ được tặng 1 hộp cùng loại.
- Mua 2 hộp Kim Miễn Khang 90 viên hoặc 1 hộp 180 viên bạn sẽ được tặng 1 hộp 30 viên.
Nếu bạn nghe thêm tư vấn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 (Zalo/Viber).
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích cho bạn.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/systemic-lupus-erythematosus
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4875-lupus
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lupus/symptoms-causes/syc-20365789