Mang thai khi đang trong thời kỳ bùng phát lupus rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Hãy cẩn trọng và tham khảo lời khuyên từ bài viết này để an toàn cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý cho phụ nữ lupus khi mang thai
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một trong những rối loạn tự miễn dịch phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ 15-44 tuổi.
Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng điển hình của SLE bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sốt
- Viêm và đau buốt xương khớp
- Phát ban da nhạy cảm ở mặt hình cánh bướm (phát ban 2 má kéo dài qua mũi)
- Đau buốt xương khớp
- Hiện tượng Raynaud. Đây là tình trạng khiến máu chảy đến ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi bị giảm do mạch máu bị hẹp. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc bị stress. Da ở đầu ngón tay, chân, tai và đầu mũi sẽ trở nên trắng, chuyển xanh, sau đó tím đi, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Viêm cầu thận
- Các bất thường huyết học
Trước đây, phụ nữ bị lupus được khuyên không nên mang thai bởi vì được cho là quá nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, hiện nay, phụ nữ vẫn có thể mang thai một cách an toàn và thành công.
Mẹ bầu bị lupus vẫn sinh con an toàn và thành công nếu kiểm soát tốt bệnh
Mặc dù vậy, chúng ta không nên lơ là với các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai của bà mẹ bị lupus ban đỏ. Lupus không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, nhưng nó làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Lupus làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, tử vong trong thai kỳ, tiền sản giật, thai nhi chậm phát triển và sinh non. Sự có mặt của các kháng thể SSA và SSB có thể dẫn đến khối u tim thai nhi và lupus sơ sinh.
- Sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) đôi khi kết hợp với các triệu chứng lupus hoạt tính. Khoảng 10% phụ nữ mang thai khi bị lupus bị sẩy thai
- Các biến chứng mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai (từ 4-6 tháng) có thể là do một kháng thể lupus được gọi là kháng thể kháng phospholipid. Những kháng thể này hiện diện trong máu khoảng 36% phụ nữ bị lupus và có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông có thể gây sẩy thai.
- Các biến chứng kéo dài: Sinh non xảy ra trong khoảng 25% số phụ nữ mang thai khi bị lupus. Mẹ bầu cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp và tiền sản giật, có thể làm cho nhau thai vỡ ra.
Nguy cơ của người mẹ bị lupus khi mang thai
Mang thai sẽ gây bùng phát lupus ở khoảng 18% phụ nữ mang thai bị lupus. Chúng có thể do tăng sản xuất estrogen xảy ra ở cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai, kích thích hệ miễn dịch phản ứng.
Nguy cơ của thai nhi khi mẹ bị lupus
Có một số rủi ro nhất định đối với trẻ sơ sinh nếu người mẹ bị lupus trong thời kỳ mang thai của bé, bao gồm:
- Em bé nhỏ hơn bình thường: Trẻ sơ sinh có mẹ bị lupus có nguy cơ cao bị chậm phát triển trong tử cung. Tình trạng này xảy ra trong khoảng 15% số trường hợp mang thai có lupus và tăng nguy cơ nếu người mẹ bị tiền sản giật, kháng thể kháng phospholipid hoặc được điều trị bằng steroid trong thai kỳ.
- Lupus sơ sinh: Trong những trường hợp hiếm hoi, em bé có thể được sinh ra với các kháng thể lupus truyền qua nhau thai. Trong 95% trường hợp này, một loại kháng thể được gọi là anti - Ro. Ngay cả khi người mẹ có kháng thể anti - Ro, bệnh lupus sơ sinh chỉ xảy ra trong khoảng 1% trẻ sơ sinh. Hầu hết các triệu chứng của lupus sơ sinh nhẹ biến mất trong một vài tháng, nhưng có một biến chứng nghiêm trọng được gọi là khối u bẩm sinh. Trong những trường hợp này, đứa trẻ không có nhịp tim bình thường và có thể phải cần đến máy điều hòa nhịp tim.
Những lưu ý khi phụ nữ bị lupus mang thai:
- Đảm bảo bệnh lupus của bạn được kiểm soát tốt. Bạn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, thai nhi cũng sẽ khỏe mạnh. Mang thai làm tăng áp lực lọc máu của thận. Nếu bệnh thận hoạt động có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ và thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, nếu có thể, hãy tránh mang thai cho đến khi lupus của bạn đã được kiểm soát ít nhất 6 tháng.
- Bạn nên kiểm tra kháng thể kháng phospholipid, kháng Ro cùng với việc xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bất kỳ sự gia tăng nào của lupus càng sớm càng tốt. Ở những phụ nữ có nguy cơ truyền kháng thể lupus anti - Ro cho trẻ sơ sinh nên được theo dõi chặt chẽ.
- Thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng. Một số thuốc được sử dụng an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, có những loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Bác sĩ có thể can thiệp để ngừng hoặc thay đổi một số thuốc trước khi bạn mang thai. Thuốc không nên dùng trong thai kỳ bao gồm methotrexate, cyclophosphamide, mycophenolate mofetil, leflunomide và warfarin. Một số loại thuốc cần phải dừng vài tháng trước khi bạn bắt đầu mang thai.
- Kiểm tra bảo hiểm sức khoẻ của bạn. Bảo hiểm không những cần cho bạn mà còn cho con của bạn. Hãy chắc chắn rằng các quyền lợi trong bảo hiểm của bạn bao gồm nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cả mẹ và bé cũng như bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh khi mang thai.
Ngoài việc đi khám bác sĩ thường xuyên, bạn có thể thực hiện một số điều sau để chăm sóc bản thân và con mình:
- Nghỉ ngơi nhiều: Bạn hãy lên kế hoạch cho một giấc ngủ ngon và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Ăn uống lành mạnh, tránh tăng cân quá mức.
- Tránh hút thuốc và uống rượu.
- Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.
Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị lupus hiệu quả
Theo một thống kê thì trong 10 người bị lupus, có đến 9 trường hợp là phụ nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị lupus là 1/1000, tương đương khoảng 90.000 người bị bệnh. Bị lupus khi mang thai rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ lupus phải kiểm soát được bệnh ít nhất 6 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả 2 mẹ con. Đồng thời, người mẹ cũng cần ngừng thuốc và các phương pháp điều trị bằng hóa chất để chuẩn bị sẵn sàng nhất cho quá trình mang thai. Vậy có phương pháp nào điều trị hiệu quả lupus mà vẫn an toàn, không tác dụng phụ hay không?
Để giải đáp cho những trăn trở này của người bị lupus, các nhà khoa học đã bào chế ra sản phẩm với thành phần chính là cây sói rừng, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ hiệu quả và rất an toàn. Sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang
Kim Miễn Khang được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, nhũ hương, bạch thược. Sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa, tái tạo lại năng lượng cho tế bào, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn. Với bệnh lupus ban đỏ, Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị, tăng cường sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chị Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1984, Phú Thọ) chia sẻ về quãng thời gian chống chọi với bệnh lupus ban đỏ trong video dưới đây:
Để ngăn ngừa và đạt kết quả tốt trong điều trị lupus ban đỏ, người mắc nên kiên trì uống Kim Miễn Khang 2 lần/ngày, mỗi lần 4 – 5 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn một giờ và nên sử dụng sản phẩm từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Với sản phẩm từ thiên nhiên Kim Miễn Khang, phụ nữ hoàn toàn có thể tự tin để điều trị bệnh hiệu quả, chuẩn bị cho quá trình mang thai một cách an toàn và thành công.
Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh