Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình xuất hiện ban đỏ trên da thì rất lo lắng, nghĩ đến bệnh lupus ban đỏ. Vậy bệnh lupus ban đỏ thường gây ra những triệu chứng gì ở trẻ em, và cha mẹ cần xử trí như thế nào nếu nghi ngờ?
Khi nào nên nghi ngờ trẻ mắc bệnh lupus ban đỏ
Cha mẹ khi chăm sóc con cần chú ý đến những biểu hiện bất thường về bệnh, đặc biệt là những bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ như bệnh lupus ban đỏ. Bệnh lupus có yếu tố gia đình, tức là nếu trong gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ, thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Trong trường hợp đó, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện của bệnh để có thể phát hiện và điều trị sớm cho trẻ.
Bệnh lupus có nhiều triệu chứng, có thể rất dễ nhận thấy hoặc cũng có thể rất khó nhận biết. Cha mẹ nên nghi ngờ trẻ mắc bệnh lupus khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau:
Những triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là: rụng tóc, sưng mặt và cổ, sốt, phát ban da, tăng cân, dễ bị bầm tím.
Những triệu chứng khó nhận biết hơn mà trẻ có thể gặp phải: đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, đau ngực, mất trí nhớ, xử lý thông tin chậm.
Các bậc phụ huynh hãy chú ý những dấu hiệu của bệnh, thường xuyên hỏi về tình trạng sức khỏe của con, đặc biệt là khi trong gia đình đã có người bị bệnh lupus.
Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ
Làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh lupus ban đỏ
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi thấy con mình có những dấu hiệu trên, đó là đưa con đi khám tại cơ sở y tế. Khi đi khám, trẻ sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác, là có bị lupus không, hay là một bệnh khác, từ đó sẽ có phương án điều trị thích hợp.
Nếu trẻ được chẩn đoán là bị lupus, cha mẹ cũng cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng, vì nhiều trẻ vẫn duy trì sức khỏe rất tốt, dù mắc bệnh lupus. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan nội tạng. Nếu bệnh đã ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, thì điều trị sẽ khó hơn, nhưng nếu trẻ mới có phát ban nhẹ, hay bị viêm khớp, thì bệnh có thể được kiểm soát dễ dàng.
Cha mẹ cần động viên con, và động viên chính mình, để có thể sống chung với bệnh một cách thoải mái, nhẹ nhàng, luôn giữ tinh thần lạc quan. Tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có bệnh lupus. Bên cạnh việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám thường xuyên để theo dõi mức độ bệnh và có những điều chỉnh phù hợp, thì cha mẹ cũng chú ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho trẻ, để có thể duy trì một thể trạng tốt nhất, ổn định bệnh ở mức an toàn.
Thanh Lan
Bạn sử dụng được Kim Miễn Khang bạn nhé, không cân lo lắng về tác dụng phụ của Kim miễn Khang đâu bạn à, Kim Miễn Khang hoàn toàn an toàn và lành tính không tác dụng phụ bạn nhé
Chúc bạn sức khỏe!
Để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ ngoài những triệu chứng lâm sàng như trên da, mắt, mệt mỏi, sốt,... thì còn cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như: tế bào máu ngoại vi (giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), tốc độ lắng máu tăng, điện di huyết thanh (ᵞ globulin tăng), tìm thấy phức hợp miễn dịch trong máu, phản ứng BW (+) giả..; kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng Ds-DNA, Kháng thể chống các kháng nguyên hòa tan, kháng thể kháng hồng cầu, kháng Lympho bào, kháng tiểu cầu…, giảm bổ thể, giảm tỉ lệ Lympho bào so với tế bào B. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sẽ bao gồm 11 yếu tố cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu bạn thấy kết quả khám của mình chưa đủ triệu chứng như trong bài thì có thể đi khám lại tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhé.
Chúc bạn sức khỏe!