Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn gây viêm, phù và rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ là hết sức quan trọng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết 10 dấu hiệu sớm của lupus ban đỏ và cách điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô và cơ quan khỏe mạnh của chính cơ thể. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, lupus ban đỏ có thể gây ra mức độ viêm và biểu hiện bằng những triệu chứng khác nhau. Người mắc lupus ban đỏ thường bị tổn thương mô ảnh hưởng đến tim, khớp, não, thận, phổi và tuyến nội tiết (như tuyến thượng thận và tuyến giáp). Bệnh có 2 loại là lupus ban đỏ thể thông thường (có tổn thương da, không gây tổn thương nội tạng) và lupus ban đỏ hệ thống (xuất hiện cả tổn thương da và nội tạng).
>>> XEM THÊM: Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể.
Không những thế, nhiều giả thuyết cho rằng, có khả năng lupus ban đỏ là kết quả của sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố môi trường. Trong hầu hết trường hợp, người mang gen bệnh lupus ban đỏ có thể bị bùng phát khi bắt gặp các yếu tố kích hoạt từ môi trường. Chúng bao gồm:
- Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tổn thương ở da hoặc kích hoạt phản ứng bên trong ở những người mắc lupus ban đỏ.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm bùng phát bệnh lupus ban đỏ
- Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng có thể khởi phát bệnh lupus ban đỏ hoặc gây tái phát ở một số người.
- Sử dụng thuốc: Lupus ban đỏ có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc như: Thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh và kháng sinh. Những người bị lupus ban đỏ do thuốc thường cải thiện triệu chứng khi họ ngừng sử dụng chúng.
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro bao gồm:
- Giới tính: Lupus ban đỏ phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Tuổi tác: Mặc dù lupus ban đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nó thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 – 45.
>>> XEM THÊM: Bị lupus ban đỏ có chết không? Đọc ngay để có lời giải đáp chi tiết
10 dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ
Cũng như các bệnh tự miễn khác, những người bị lupus ban đỏ thường sẽ trải qua những đợt bùng phát và sau đó là những đợt thuyên giảm. Trong những đợt thuyên giảm các triệu chứng của bệnh thường sẽ tự khỏi. Do đó, những dấu hiệu sớm của bệnh rất dễ bị bỏ qua, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Sau đây là 10 dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ mà bạn nên lưu tâm:
Mệt mỏi
Theo Trung tâm Lupus Johns Hopkins, khoảng 90% số người bị lupus ban đỏ sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi ở nhiều mức độ khác nhau. Một số người cần được nghỉ ngơi nhưng ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể khiến họ mất ngủ vào buổi tối. Do vậy, bạn cần thực hiện đúng thời gian biểu để có thể giữ được nguồn năng lượng của mình.
Sốt không rõ nguyên nhân
Một trong những dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ là sốt nhẹ không rõ nguyên nhân. Nhiệt độ cơ thể thường dao động trong khoảng 37 - 38.5 độ C nên bạn thường dễ dàng bỏ qua dấu hiệu này. Những cơn sốt kiểu này thường sẽ xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất, lặp đi lặp lại như vậy.
Rụng tóc
Rụng tóc là một trong số những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus ban đỏ. Đây là hậu quả của tình trạng viêm ở da đầu. Một số người bị lupus ban đỏ sẽ rụng từng mảng tóc, nhưng thông thường tóc sẽ rụng từ từ, dần dần từng chút một. Một số khác thấy xuất hiện thêm cả dấu hiệu rụng lông mi, lông mày, râu,... Bệnh lupus ban đỏ cũng khiến cho mái tóc của bạn khô xơ hơn.
Mẩn đỏ, phát ban
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lupus ban đỏ là phát ban hình cánh bướm xuất hiện ở hai bên má, lan rộng ra phần cánh mũi. Khoảng 50% số người mắc lupus ban đỏ sẽ xuất hiện dấu hiệu này. Những vết phát ban thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đôi khi, những vết phát ban sẽ xuất hiện trước những đợt bùng phát mới.
Các vấn đề về phổi
Viêm phổi là một dấu hiệu khác của bệnh lupus ban đỏ. Không những thế, bệnh lupus ban đỏ còn khiến tình trạng viêm lan tới các mạch máu ở phổi, gây đau ngực khi bạn cố gắng hít thở vào và được gọi là đau do viêm màng phổi. Theo thời gian, các vấn đề về hít thở do bệnh lupus ban đỏ gây ra sẽ làm thu nhỏ kích thước của phổi. Còn được gọi là hội chứng xẹp phổi, tình trạng này được đặc trưng bởi những cơn đau ngực và khó thở liên tục.
Viêm thận
Những người mắc lupus ban đỏ cũng có thể bị viêm thận. Tình trạng viêm khiến thận gặp khó khăn trong việc lọc bỏ chất độc và chất cặn bã ra khỏi máu. Theo Hiệp hội Lupus Mỹ, viêm thận thường sẽ phát triển sau 5 năm mắc bệnh lupus ban đỏ. Triệu chứng bao gồm: Sưng phù ở chân, tăng huyết áp, có máu lẫn trong nước tiểu hoặc đi tiểu nhiều vào ban đêm. Nếu như không được điều trị, viêm thận do lupus ban đỏ có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.
Đau, sưng các khớp
Tình trạng viêm có thể gây đau, sưng và cứng các khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Ban đầu, tình trạng sưng có thể rất nhẹ nhưng dần dần sẽ trở nên rõ rệt hơn. Cũng giống như các triệu chứng khác của bệnh lupus ban đỏ, các vấn đề về khớp có thể xuất hiện và biến mất, lặp lại theo chu kỳ.
Các vấn đề về tiêu hóa
Một số người bị lupus ban đỏ đôi khi sẽ ợ nóng và khó tiêu hoặc gặp phải những vấn đề khác về tiêu hóa. Các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng axit. Bạn cũng có thể giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng bằng cách cắt giảm khẩu ăn, tránh sử dụng đồ uống chứa caffein, không nằm xuống ngay sau bữa ăn.
Các vấn đề về tuyến giáp
Những người bị lupus ban đỏ cũng có thể mắc các bệnh tự miễn về tuyến giáp. Tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình đổi chất của cơ thể. Chức năng tuyến giáp suy giảm sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan của cơ thể như não, tim, gan, thận. Nó cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân hoặc sụt cân. Các triệu chứng khác bao gồm như: Khô da, mệt mỏi,...
Khô miệng, khô mắt
Bạn có thể bị khô miệng, mắt bị cộm và khô. Đó là bởi vì một số người mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ phát triển hội chứng Sjogren (gây ra tình trạng khô niêm mạc, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng), một rối loạn tự miễn khác. Hội chứng này gây rối loạn chức năng các tuyến nước bọt và nước mắt.
>>> XEM THÊM: Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có chữa khỏi được không?
Cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Hiện nay, lupus ban đỏ chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể áp dụng nhiều cách để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát, bao gồm:
Sử dụng thuốc
Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh lupus ban đỏ gây ra. Người bệnh có thể cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau bao gồm:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Corticosteroid được sử dụng để nhanh chóng kiểm soát tình trạng viêm.
- Thuốc chống sốt rét.
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
Sử dụng thuốc là cách điều trị lupus ban đỏ phổ biến
Các biện pháp tự điều trị
Những điều khác bạn có thể làm để kiểm soát bệnh lupus ban đỏ bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV): Ánh sáng tia cực tím, đặc biệt là ánh sáng mặt trời có thể gây bùng phát bệnh. Do đó, hãy bảo vệ da bằng kem chống nắng hoặc che chắn kỹ khi ra ngoài.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục,… để kiểm soát các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.
- Hạn chế stress bằng cách đi dạo, nghe nhạc hoặc tránh các tình huống khiến bạn căng thẳng.
- Cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bị lupus ban đỏ nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus ban đỏ hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ từ sâu bên trong cơ thể, ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Bài viết đã cung cấp thông tin cho các bạn về 10 dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ. Hãy áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả, bạn nhé.
Chia sẻ của những người đã vượt qua bệnh lupus ban đỏ
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Chuyên gia tư vấn
Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn:
>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo/Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh