99% người đọc không biết lupus ban đỏ ĐÁNG SỢ như thế nào?

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.

Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?

Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh tự miễn cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Tình trạng viêm gây ra bởi lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm:

- Thận: Lupus có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng. Suy thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người mắc bệnh lupus.

- Hệ thần kinh trung ương và não: Nếu não bị ảnh hưởng bởi lupus, bạn có thể bị nhức đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, các vấn đề về thị giác, thậm chí đột quỵ hoặc động kinh. Nhiều người mắc bệnh lupus gặp vấn đề về trí nhớ và có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện suy nghĩ của họ.

- Máu và mạch máu. Lupus có thể dẫn đến các vấn đề về máu, bao gồm thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu. Nó cũng có thể gây viêm các mạch máu.

- Phổi: Lupus làm tăng nguy cơ phát triển viêm màng phổi, có thể làm cho người bệnh đau đớn. Chảy máu vào phổi và viêm phổi cũng có thể xảy ra.

- Tim: Lupus có thể gây viêm cơ tim, động mạch hoặc màng tim (viêm màng ngoài tim). Nguy cơ bệnh tim mạch và các cơn đau tim cũng tăng lên rất nhiều ở bệnh nhân mắc lupus ban đỏ.

 Lupus ban đỏ được ví như “sát thủ thầm lặng” bởi sự nguy hiểm của bệnh

Lupus ban đỏ được ví như “sát thủ thầm lặng” bởi sự nguy hiểm của bệnh

Việc bị lupus cũng làm tăng nguy cơ:

- Nhiễm trùng: Người bị lupus dễ bị nhiễm trùng hơn vì bệnh này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.

- Ung thư: Lupus làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, rủi ro này khá nhỏ.

- Hoại tử xương: Điều này xảy ra khi lượng máu cung cấp cho xương giảm đi, thường dẫn đến những tổn thương nhỏ trong xương và cuối cùng là sự rạn vỡ của xương.

- Các biến chứng mang thai: Phụ nữ bị lupus có nguy cơ sảy thai tăng lên. Lupus làm tăng nguy cơ cao huyết áp trong thời kỳ mang thai (tiền sản giật) và sinh non. Để giảm nguy cơ biến chứng này, các bác sĩ khuyên người bệnh nên trì hoãn việc mang thai cho đến khi bệnh đã được kiểm soát ít nhất 6 tháng.

Một nghiên cứu thực hiện tại Toronto đã chỉ ra rằng: 5 năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh, 92% bệnh nhân còn sống, tỷ lệ giảm xuống còn 82% sống sót sau 10 năm, 76% sau 15 năm và chỉ có 68% sau 20 năm. Dữ liệu từ các trung tâm khác ở Mỹ và Châu Âu cũng tương tự. Các nghiên cứu công bố những năm 1980 cho thấy khoảng 80% bệnh nhân sống sót 5 năm và khoảng 60% bệnh nhân sống sót sau 10 năm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm gần 90-95% và 70-85% bệnh nhân sống sót sau 10 năm. Trong hầu hết các nghiên cứu, bệnh nhân bị bệnh thận có tiên lượng kém hơn những người không có bệnh này. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót đã cho thấy sự cải thiện ở những người có bệnh thận ở Anh từ năm 1976 đến năm 1986 (81% sống sót trong sau 10 năm) so với những người có biểu hiện từ năm 1963 đến năm 1975 (56% sống sót sau 10 năm).

Nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong là nhiễm trùng, cả ở những người tử vong sớm và muộn. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống góp phần vào khoảng 1/3 số ca tử vong sớm. Tuy nhiên, tử vong liên quan đến bệnh mạch máu cấp tính và mạn tính bao gồm cả tử vong đột ngột là phổ biến ở những người chết sau 5 năm được chẩn đoán mắc bệnh.

Bệnh nhân lupus ban đỏ sẽ gặp các ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể: Các hệ thống thường gặp nhất là cơ xương (15% bệnh nhân), thần kinh (11% bệnh nhân) và tim mạch (9% bệnh nhân). Các bệnh bị ảnh hưởng ít nhất là ung thư ác tính (3% bệnh nhân), đái tháo đường (3% bệnh nhân).

Chính vì thế, khi có ít nhất 4 trong các dấu hiệu sau, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp:

- Mệt mỏi

- Sốt

- Đau và sưng các khớp

- Phát ban trên mặt hình bướm (má và mũi) hoặc các phát ban khác trên cơ thể

- Các tổn thương da xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (nhạy cảm với ánh sáng)

- Ngón tay và ngón chân chuyển sang màu trắng hoặc xanh dương khi bị lạnh hoặc khi bị căng thẳng (hiện tượng Raynaud).

- Khó thở

- Tức ngực

- Mắt khô, nhức mỏi

- Nhức đầu, nhầm lẫn và mất trí nhớ.

Đây là những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ. Hãy kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng không mong muốn.

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Lupus ban đỏ có thể khiến người mắc tử vong sớm nếu không được phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp. Chính vì thế, không được chủ quan mà phải ngăn ngừa và điều trị bệnh sớm bằng phương pháp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên an toàn và đem lại hiệu quả tuyệt vời. Trong các sản phẩm đó, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây sói rừng.

Kim Miễn Khang được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, nhũ hương, bạch thược. Sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa, tái tạo lại năng lượng cho tế bào, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn, trong đó có bệnh lupus ban đỏ.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang

Để ngăn ngừa và đạt kết quả tốt trong điều trị lupus ban đỏ, người dùng nên kiên trì uống Kim Miễn Khang 2 lần/ngày, mỗi lần 4 – 5 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn một giờ và nên sử dụng sản phẩm từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

Lupus ban đỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên người mắc hãy chủ động phòng bệnh với chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên và kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên như Kim Miễn Khang để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.