Bệnh á sừng đặc trưng bởi hiện tượng tăng sừng và xuất hiện các vết nứt, bong tróc ở những vùng như gót chân, bàn tay, bàn chân, ngón chân. Á sừng không chỉ gây khó chịu cho người mắc mà còn ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh á sừng.
Hiện tượng á sừng là gì? Bệnh á sừng xuất hiện ở đâu?
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa thể khô. Bệnh thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, gót chân, da đầu.
Đặc biệt, vào mùa đông và thời tiết hanh khô, người mắc á sừng thường có triệu chứng da bị sừng hóa mạnh, dày lên, đau nứt toác bàn chân, rướm máu, gây đau đớn khi đi lại hoặc hoạt động. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị sớm để giảm đau đớn và ngăn các triệu chứng tiến triển nặng hơn.
Á sừng thường gặp ở phụ nữ trung niên nhưng bệnh cũng được ghi nhận nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Á sừng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và gây bất tiện trong cuộc sống. Bệnh lý này thường không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Á sừng thường gặp ở bàn chân, gót chân,...
Nguyên nhân thường gặp gây bệnh á sừng
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng có thể kể đến như do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn; Cơ địa dị ứng hoặc yếu tố di truyền trong gia đình.
- Cơ địa dị ứng: Một số mỹ phẩm hoặc nước giặt chứa chất khử trùng, sát khuẩn như benzalkonium clorid có thể là nguyên nhân gây ra á sừng trong vài trường hợp. Benzalkonium clorid có thể phá vỡ màng lipid tế bào và bất hoạt các enzyme trong da, gây ra sự tăng sinh bất thường lớp sừng trên da.
- Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn: Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn sẽ gây ra tình trạng tự miễn dịch. Tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể thì chúng tấn công vào biểu bì da, các cơ quan trong cơ thể, gây bệnh á sừng.
- Di truyền: Nếu cha mẹ từng bị á sừng thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh á sừng
Triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng là tình trạng phát ban có vảy loang màu đỏ hoặc nâu, vùng da sẽ dày lên do lớp sừng bị biến đổi và trở nên chai sần. Mùa đông, do thời tiết hanh khô, người bị á sừng da thường dày lên, bong tróc, nứt nẻ và chảy máu kèm theo triệu chứng đau.
Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh sẽ trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn khi người bệnh tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây hại cho da như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt, hóa chất công nghiệp,...
Mùa đông, á sừng có thể gây nứt toác bàn tay, bàn chân và chảy máu
Phân biệt vảy nến với á sừng như thế nào?
Vảy nến và á sừng đều là 2 bệnh lý trên da, do cơ địa, tái phát nhiều lần, gây ra nhiều bất tiện cho người mắc. Tuy rất dễ bị nhầm lẫn nhưng có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây để phân biệt vảy nến và á sừng:
- Tính chất trên da: Người bệnh vảy nến thường xuất hiện tình trạng da đỏ rát và đóng vảy trắng. Ban đầu là các chấm nhỏ sau đó xuất hiện mảng tổn thương lan rộng. Đối với bệnh á sừng thì da thường dày lên, khô, có thể nứt toác bàn chân và chảy máu.
- Vị trí tổn thương: Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào và lan rộng ra toàn thân, nhưng thường gặp tại các vùng nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, da đầu, nách,... Bệnh á sừng xảy ra ở ngón tay, gót chân, kẽ chân,...
- Nguyên nhân gây bệnh: Cả bệnh vảy nến và á sừng nguyên nhân sâu xa đều do cơ địa, hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, bệnh vảy nến thường khởi phát do chấn thương, nhiễm trùng, căng thẳng, sử dụng rượu bia và thuốc lá. Còn bệnh á sừng thường là do viêm da tiếp xúc với các tác nhân như xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,...
Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
Bệnh á sừng có thể thuyên giảm nếu người bệnh tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân gây ra tổn thương trên da. Người liên tục phải tiếp xúc với các yếu tố như chất tẩy rửa, chất hóa học sẽ khiến da mẫn cảm hơn, dễ bị tái phát nhiều lần. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện triệu chứng á sừng bằng nhiều cách khác nhau.
Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh á sừng hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị đông y hoặc tây y. Cụ thể như sau:
Điều trị á sừng bằng thuốc đông y
Đối với người mắc bệnh á sừng, việc điều trị từ căn nguyên (rối loạn miễn dịch) là vô cùng quan trọng. Một số thuốc tây có thể giúp điều trị triệu chứng và bội nhiễm rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid lại gây ra nhiều tác dụng phụ như mỏng da, dễ bị kích ứng, rậm lông, teo da, giãn mạch và nhiều triệu chứng toàn thân khác.
Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm chứa thành phần chiết xuất từ thảo dược đã được chứng minh tác dụng được nhiều người tin tưởng. Một số dược liệu thiên nhiên có tác dụng trên người bệnh á sừng như:
- Cây sói rừng: Thành phần dịch chiết từ cây sói rừng đã được chứng minh có tác dụng cải thiện số lượng tế bào miễn dịch lympho từ đó giúp điều hòa miễn dịch (theo Rongrong He và cộng sự, năm 2009).
Cây sói rừng có tác dụng điều hòa miễn dịch trong bệnh á sừng
- Cây nhàu: Đây là thảo dược nổi tiếng trong việc giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nhàu còn có tác dụng tăng cường hấp thu các vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Cây bạch thược: Bạch thược kết hợp cùng thổ phục linh và sói rừng là bài thuốc lâu đời dùng để kiểm soát bệnh lý viêm da cơ địa nhờ hiệp đồng tác dụng trên miễn dịch. Ngoài ra, cây bạch thược còn rất hiệu quả trong việc giảm đau và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Cây hoàng bá: Trong đông y, vỏ thân và cành của hoàng bá thường được sử dụng để làm thuốc. Thành phần chủ yếu của hoàng bá là alkaloid có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh, ngăn ngừa nhiễm khuẩn (đặc biệt trên chủng tụ cầu vàng, liên cầu,...) và kháng nấm. Do đó, vị thuốc này không chỉ kiểm soát tốt nguyên nhân gây ra á sừng mà còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, nấm ở người mắc bệnh này.
- Cây thổ phục linh: Theo tác giả Đỗ Huy Bích trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, thổ phục linh thường được dùng để trị các bệnh viêm da, vảy nến, mẩn ngứa và dị ứng.
Điều trị á sừng bằng thuốc tây
Người mắc bệnh á sừng thường được chỉ định sử dụng thuốc bôi trên da với mục đích làm mềm da, bạt sừng và điều trị viêm nhiễm.
Thuốc bôi giúp làm mềm da, chống viêm được chỉ định cho người bị á sừng
Một số nhóm thuốc tây y được lựa chọn như:
- Thuốc kháng nấm: Imidazol, Griseofulvin, mỡ Nizoral được lựa chọn nhằm ngăn chặn tình trạng bội nhiễm nấm. Hiện nay, bên cạnh thuốc bôi cho người bị á sừng da tay, bàn chân thì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dầu gội chứa các hoạt chất này giúp cải thiện á sừng da đầu.
- Thuốc giúp làm mềm da, bào mòn lớp sừng: Retinoids bôi tại chỗ, tác nhân phân giải keratolytic như acid lactic, kem calcipotriol,...
- Liệu pháp áp lạnh: Phương pháp sử dụng nito lỏng hoặc đá khô tiếp xúc với da ở nhiệt độ thấp để điều trị bệnh á sừng.
- Steroid tại chỗ: Đây là thuốc ức chế miễn dịch ít được chỉ định trừ những trường hợp bị á sừng nặng. Một số thuốc thường được sử dụng như Prednisolon, Dexamethason, Betamethason, Clobetason dạng bôi, corticoid phối hợp như Gentrisone (Betamethasone, kháng sinh Gentamicin và kháng nấm Clotrimazole), Fucicort (Acid fusidic, Betamethasone).
>>> Xem thêm: Người bị á sừng nên ăn gì?
Các biện pháp phòng ngừa á sừng hiệu quả
Một số thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ tiến triển, tái phát bệnh á sừng như:
- Dưỡng ẩm đủ cho bàn tay, bàn chân.
- Tăng cường bổ sung các thành phần có lợi cho da như vitamin A, C, D, E trong rau, củ quả.
- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng.
- Nếu đang mắc á sừng, bạn không nên gãi hay chà xát do có thể làm bong tróc lớp sừng hoặc gây tổn thương da nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người mắc á sừng cần tuân thủ sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng,... bằng cách mặc đồ bảo hộ khi làm việc, đeo găng tay,...
Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa giúp giảm nguy cơ mắc á sừng
>>> Xem thêm: Người bị á sừng nên ngâm nước muối không?
Kim Miễn Khang & Explaq - Giải pháp thảo dược cho người bệnh á sừng
Sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa tái phát bệnh á sừng đang được nhiều người sử dụng hiệu quả và chuyên gia đánh giá cao. Khi có quá nhiều sản phẩm trên thị trường được quảng bá rầm rộ với công dụng chữa dứt điểm á sừng mà không rõ nguồn gốc, chất lượng thì bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang - Explaq vẫn là sự lựa chọn của hàng ngàn người.
Bộ đôi thảo dược Kim Miễn Khang - Explaq hỗ trợ kiểm soát bệnh á sừng
Kim Miễn Khang với các thành phần nguồn gốc từ thảo dược như cao sói rừng, cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương cùng L-carnitine fumarate, boron đều đã được chứng minh hiệu quả toàn diện trên bệnh á sừng, cụ thể:
- Kiểm soát nguyên nhân “gốc rễ” gây ra bệnh á sừng: Điều hòa miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Cải thiện triệu chứng: Tăng cường tái tạo da, giảm triệu chứng ngứa, đau do bệnh á sừng gây ra.
- Ngăn ngừa biến chứng của á sừng: Hỗ trợ kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm nấm ở người bệnh á sừng.
Để nâng cao hiệu quả trên bệnh lý á sừng, người mắc nên kết hợp sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq. Kem bôi thảo dược Explaq với thành phần chitosan có tác dụng hỗ trợ làm sạch da, tái tạo vùng da bị sừng hóa, từ đó đem lại làn da mịn màng và giảm tác động xấu của môi trường đến da.
Như vậy, khi sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược trong uống ngoài bôi sẽ giúp kiểm soát bệnh á sừng hiệu quả hơn.
Không chỉ đem tới hiệu quả cho người bệnh á sừng, bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang - Explaq cũng là sự lựa chọn toàn diện cho người mắc bệnh vảy nến như trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Bình (trú tại Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Bà Bình đã mắc bệnh vảy nến 20 năm và đã dùng rất nhiều thuốc từ tây y tới đông y nhưng bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây mệt mỏi. Khi cảm thấy bệnh tiến triển nặng hơn thì bà được giới thiệu bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq. Sử dụng trong vài tháng thì triệu chứng giảm hẳn, bà cũng không thấy tái phát. Xem chi tiết TẠI ĐÂY!
>>>XEM THÊM: Chia sẻ của anh Quốc về quá trình sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq trong cải thiện bệnh vảy nến da đầu TẠI ĐÂY
Sản phẩm không chỉ được nhiều người sử dụng hiệu quả mà giới chuyên gia cũng đánh giá cao. Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền từng đánh giá hiệu quả của bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang - Explaq có hiệu quả toàn diện cho người bệnh vẩy nến. Chuyên gia chia sẻ: “Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và được dùng theo cả đường uống và đường bôi, khi kết hợp với các thuốc điều trị vảy nến sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, an toàn khi dùng lâu dài”. Lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Hiền trong video dưới đây:
CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng khi đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang, hiện tại nhãn hàng đang có chương trình:
- Khi mua 6 hộp 30 viên, quý khách hàng được tặng 1 hộp cùng loại.
- Khi mua 1 hộp 180 viên, quý khách hàng được tặng 1 hộp 30 viên.
Để khẳng định chất lượng, nhãn hàng Kim Miễn Khang cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng sản phẩm không hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bệnh á sừng tới quý độc giả. Hãy nhận biết sớm các dấu hiệu, chủ động phòng ngừa và sử dụng bộ đôi sản phẩm “trong uống ngoài bôi” Kim Miễn Khang - Explaq để kiểm soát bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý á sừng cũng như đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq chính hãng với nhiều chương trình tiết kiệm chi phí từ nhãn hàng, vui lòng liên hệ hotline 0916755060/0916757545.
Tài liệu tham khảo
https://dermnetnz.org/topics/granular-parakeratosis