Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị, lupus có thể gây tổn thương đa tạng và tác động tiêu cực đến sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Hãy tìm hiểu những thông tin về triệu chứng, biến chứng và cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả trong bài viết sau đây.
Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch - hệ thống phòng thủ của cơ thể tạo ra các kháng thể tấn công những mô của cơ thể, gây viêm. Có hai loại bệnh lupus chính:
- Bệnh lupus dạng đĩa: Gây tổn thương da, không có tổn thương nội tạng.
- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Gây tổn thương da và tổn thương nội tạng.
Các triệu chứng của bệnh lupus khác nhau giữa những người bệnh. Một số người chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác thấy nhiều dấu hiệu hơn. Triệu chứng điển hình của bệnh lupus bao gồm:
- Đau khớp;
- Sốt không rõ nguyên nhân;
- Viêm khớp;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Phát ban da hình cánh bướm ở mũi và 2 má;
Phát ban là dấu hiệu điển hình của lupus ban đỏ
- Sưng phù mắt cá chân;
- Đau ở ngực khi thở sâu;
- Rụng tóc;
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và/hoặc ánh sáng khác;
- Động kinh;
- Loét miệng hoặc mũi;
- Ngón tay hoặc ngón chân nhợt nhạt hoặc tím do lạnh hoặc căng thẳng (hiện tượng Raynaud).
>> Xem thêm: Lupus ban đỏ dạng đĩa
Đối tượng mắc bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ thường ảnh hưởng đến các đối tượng sau:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sản: Tỷ lệ mắc bệnh lupus ban đỏ ở nữ cao gấp 9 lần nam giới.
- Phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi: Chỉ khoảng 1/15 trường hợp bắt đầu sau tuổi 50 tuổi.
- Phổ biến hơn ở phụ nữ gốc Hoa, châu Phi hoặc vùng Caribe.
- Hiếm khi, lupus ảnh hưởng đến trẻ em.
>> Xem thêm: Bị bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu?
Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?
Lupus ban đỏ, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương đa tạng. Dưới đây là một số biến chứng và ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể người mắc:
Da và miệng
Phát ban trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ tay và bàn tay là triệu chứng phổ biến của lupus ban đỏ.
Một số người bị lupus nhận thấy rằng, ngón tay của họ thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh, đầu tiên rất nhạt, sau đó là màu xanh, cuối cùng là màu đỏ. Đây được gọi là hiện tượng Raynaud và gây ra bởi sự thu hẹp (co thắt) của các mạch máu, làm giảm việc cung cấp máu cho ngón tay hoặc ngón chân. Bạn có thể phát triển tình trạng loét miệng và nó thường tái phát nhiều lần.
Ảnh hưởng đến tóc
Tình trạng rụng tóc là phổ biến và có thể nghiêm trọng ở một số người bị lupus. Tuy nhiên, khi sự bùng phát được kiểm soát, tóc thường sẽ mọc trở lại.
Rụng tóc là tình trạng phổ biến ở người bị lupus ban đỏ
Ảnh hưởng đến khớp
Đau khớp là tình trạng phổ biến ở bệnh lupus, đặc biệt là tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Cơn đau có xu hướng di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Khoảng 1 trong 20 người bị lupus phát triển các vấn đề khớp nghiêm trọng. Một số người có tình trạng rối loạn khớp có thể bị biến dạng khớp.
Ảnh hưởng đến thận
Khoảng 1/3 người bị lupus bị viêm thận và nhiều người bị suy thận. Viêm thận có thể được điều trị thành công ở hầu hết người mắc nếu được xác định sớm bằng xét nghiệm nước tiểu, huyết áp và máu thường xuyên. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị lupus ban đỏ cũng có thể gây tác dụng phụ lên thận.
Máu và mạch máu
Lupus có thể gây ra huyết áp cao, đặc biệt nếu thận có liên quan. Viên nén steroid, thường được sử dụng để điều trị lupus có thể làm tăng huyết áp khi sử dụng ở liều cao. Lupus có thể góp phần vào sự phát triển của cholesterol cao. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu và giảm số lượng tiểu cầu và/hoặc bạch cầu. Các vấn đề liên quan đến máu như thiếu máu có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ em bị lupus.
Một số người bị lupus có nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Vấn đề này thường được gây ra bởi các kháng thể antiphospholipid. Một số kháng thể này cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai.
Não và hệ thần kinh
Có đến 1/3 số người bị lupus bị đau nửa đầu và cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm. Một số người bị chóng mặt, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn. Hiếm khi, lupus gây ra động kinh hoặc cảm giác hoang tưởng.
Lupus ban đỏ có thể gây suy giảm trí nhớ
Tim và phổi
Trong nhiều trường hợp, lupus ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Thường xuyên hơn, nó gây viêm ở các mô lót quanh tim (viêm màng ngoài tim) và phổi (viêm màng phổi), cả hai đều gây khó thở và đau nhói ở ngực.
Bệnh lupus cũng có thể gây hẹp các mạch máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ. Vì vậy, bạn hãy theo dõi chặt chẽ, điều trị sớm các yếu tố như cholesterol cao và huyết áp cao là rất quan trọng.
Các cơ quan khác
Những người bị lupus có thể bị sưng hạch bạch huyết. Ít thường xuyên hơn, lupus có thể ảnh hưởng ruột, tuyến tụy, gan, lách, gây đau bụng. Trong nhiều trường hợp, lupus ảnh hưởng đến mắt, gây đau mắt đỏ hoặc thay đổi thị lực.
Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận
Hỗ trợ điều trị lupus bằng sản phẩm thảo dược
Khi nghi ngờ bị lupus ban đỏ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, chuyên gia khuyên người bị lupus sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị lupus từ sâu bên trong cơ thể, ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ
Bài viết đã giải đáp thắc mắc: Bị bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus hiệu quả, bạn nhé.
>> Xem thêm: 8 cách tăng cường miễn dịch, chống lại lupus ban đỏ
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến khi chị tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Chuyên gia tư vấn
Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hà Lan