Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn khá nguy hiểm, ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Vậy bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không, những biến chứng thường gặp là gì và làm cách nào để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?
Theo thống kê, có đến 90% số bệnh nhân mắc lupus ban đỏ là nữ giới. Đây không chỉ là bệnh lý ngoài da mà còn gây tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể.
Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn. Phụ nữ vẫn có thể sinh con, tuy nhiên nguy cơ tử vong khá cao. Bên cạnh đó, thai nhi sau khi sinh ra sẽ rất dễ bị thiếu ký, sinh non. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Theo thông tin được biết, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống sinh con tử vong khoảng 30 – 40%.
ThS.BS. Ngô Thị Yên (Trưởng khoa Kế hoạch hóa Gia đình, Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, khoảng 60% phụ nữ có thai mắc bệnh lupus ban đỏ vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, trọng lượng em bé được sinh ra khá thấp, có bé chỉ nặng 1,8 kg. Đặc biệt, có đến 70% các bé bị sinh non trong khoảng 32 tuần tuổi. Sức đề kháng của các bé sau khi sinh rất yếu, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Ngày nay, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus ban đỏ không ngừng tăng lên, khiến không ít chị em lo lắng. Với căn bệnh này, mọi người cần phải đặc biệt lưu tâm bởi mức độ nguy hiểm của nó. Trong quá trình thai sản, các yếu tố tác động hình thành bệnh lupus ban đỏ sẽ nhanh chóng tấn công các cơ quan khác của cơ thể. Thận là cơ quan dễ bị tổn thương nhiều nhất và khiến người bệnh dễ mắc phải hội chứng suy thận, thận hư, viêm cầu thận,… gây tử vong cho mẹ.
Người bị lupus vẫn có thể sinh con bình thường
Bệnh lupus ban đỏ có ảnh hưởng khả năng sinh con không? TS Vũ Thị Khánh Vân tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Lupus ban đỏ giai đoạn cuối
Biến chứng khi mang thai của người bị lupus
Các điều kiện sau đây đã xuất hiện ở những phụ nữ bị lupus đang mang thai. Do đó, bạn hãy thận trọng và nên có biện pháp quản lý tốt khi mang thai.
Tiền sản giật
Tiền sản giật xảy ra khi có vấn đề với nhau thai. Sự thay đổi trong đáp ứng miễn dịch của người mẹ đối với mô bào thai/nhau thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của tiền sản giật. Các triệu chứng bao gồm tăng huyết áp và tăng protein đột ngột trong nước tiểu sau 20 tuần mang thai; Đau đầu nghiêm trọng và mờ mắt cũng có thể xảy ra. Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bởi nó có thể gây sinh non.
Hội chứng HELLP
HELLP là viết tắt của tan máu (sự phá hủy sớm của các tế bào hồng cầu), men gan cao và tiểu cầu thấp. Tình trạng này xảy ra trong 1-2/1.000 trường hợp và trong 10 - 20% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật. Mặc dù HELLP thường phát triển trước khi mang thai được 37 tuần, nhưng nó có thể xảy ra trong vài tuần sau khi trẻ sơ sinh ra đời.
Kháng thể kháng phospholipid
Kháng thể antiphospholipid (bao gồm thuốc chống đông máu lupus, kháng thể anticardiolipin và kháng thể với B2 glycoprotein I) có thể can thiệp vào chức năng của nhau thai, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai, bằng cách làm cho cục máu đông phát triển. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi. Nếu có kháng thể kháng phospholipid, bạn có thể cần phải sinh sớm.
Hạn chế tăng trưởng của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi chậm có thể do một số nguyên nhân, phổ biến nhất là tăng huyết áp, sự hiện diện của kháng thể kháng phospholipid và/hoặc hoạt động của bệnh lupus, đặc biệt là bệnh thận lupus.
Chức năng thận suy giảm
Sự hiện diện của bệnh thận lupus cũng làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Khi chức năng thận bị suy giảm do lupus, protein dư thừa có thể tràn vào nước tiểu (protein niệu), gây sưng, phù ở bàn chân, mắt cá chân và chân.
Phụ nữ bị lupus có thể phù bàn chân do chức năng thận bị ảnh hưởng
Bùng phát lupus
Phụ nữ thụ thai sau khi tình trạng thuyên giảm trong 5 - 6 tháng thường ít có nguy cơ bùng phát lupus so với những người mang thai khi bệnh lupus đang hoạt động. Đặc biệt, những thay đổi bình thường của cơ thể xảy ra trong thai kỳ có thể tương tự như triệu chứng của bệnh lupus: Phù (sưng) ở khớp, đặc biệt là ở đầu gối; Phát ban da (da mặt đỏ ở phụ nữ mang thai); Rụng tóc (sau khi sinh). Thăm khám thường xuyên có thể xác định xem đây là những triệu chứng bình thường của thai kỳ hay dấu hiệu của bệnh lupus đang hoạt động.
Sinh non
Bạn không phải lo lắng nếu sinh con sau 37 tuần. Tuy nhiên, nguy cơ sinh con trước 37 tuần dường như thường xuyên hơn ở những phụ nữ bị lupus so với các chị em khỏe mạnh. Phụ nữ mắc bệnh lupus luôn được khuyến khích sắp xếp việc sinh con tại bệnh viện với phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Sảy thai
Sảy thai có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, sảy thai tự nhiên và thai chết lưu thường xuyên hơn ở những phụ nữ bị lupus. Hai yếu tố nguy cơ lớn nhất là tiền sử mất thai trước đó và nồng độ kháng thể kháng phospholipid cao. Nguy cơ mất thai cũng có thể tăng lên nếu: Viêm thận lupus hoạt động khi thụ thai; Bị protein niệu, kháng thể kháng phospholipid, thuốc chống đông máu, bị tăng huyết áp hoặc mức độ creatinine huyết thanh cao.
Lupus sơ sinh
Đây là một tình trạng hiếm gặp liên quan đến kháng thể kháng SSA/Ro và/hoặc chống SSB/La từ người mẹ tác động lên thai nhi. Khi sinh ra, em bé có thể bị phát ban da, các vấn đề về gan hoặc số lượng tế bào hồng cầu thấp, nhưng các triệu chứng này biến mất hoàn toàn sau 6 tháng. Triệu chứng nghiêm trọng nhất là bệnh tim bẩm sinh, gây ra nhịp tim chậm. Điều này thường được phát hiện khi thai nhi từ 18 đến 24 tuần tuổi và hầu hết trẻ sơ sinh cần dùng máy trợ tim.
Mẹ bị lupus có thể sinh ra những đứa trẻ bị lupus nhưng tỷ lệ rất nhỏ
Nếu người mẹ đã có một đứa con bị lupus sơ sinh, có 18% khả năng cô ấy sẽ có một đứa con khác cũng bị như vậy. Tuy nhiên, khả năng em bé sinh ra mắc bệnh lupus sơ sinh sẽ phát triển ở bất kỳ dạng lupus nào sau này trong cuộc sống nhưng tỷ lệ rất thấp.
>> Xem thêm: Lupus ban đỏ dạng đĩa
Để có thai kỳ khỏe mạnh, người bị lupus cần làm gì?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh với người bình thường đã rất khó khăn, đối với phụ nữ mắc lupus sẽ càng khó khăn gấp bội. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
Chuẩn bị mang thai
Hãy đảm bảo các điều sau:
- Đảm bảo bệnh lupus được kiểm soát: Bạn càng khỏe mạnh cơ hội mang thai và sinh con càng lớn. Mang thai gây thêm căng thẳng cho thận. Mắc bệnh thận có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ và thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, nếu có thể, tránh mang thai cho đến khi bệnh lupus của bạn đã được kiểm soát ít nhất sáu tháng. Điều đó đặc biệt đúng đối với bệnh thận có liên quan đến lupus.
- Xem lại các loại thuốc với bác sĩ: Một số loại thuốc an toàn khi mang thai nhưng bên cạnh đó cũng không ít loại có thể gây hại cho em bé. Bác sĩ cần phải dừng hoặc chuyển đổi một số loại thuốc trước khi bạn có thai.
- Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín cho thai kỳ: Bởi vì lupus có thể gây ra những rủi ro nhất định, bao gồm tăng huyết áp do mang thai và sinh non, nên bạn sẽ cần một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ.
Hãy chọn một bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm để giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh
- Kiểm tra kế hoạch bảo hiểm y tế: Hãy chắc chắn rằng, bảo hiểm của bạn chi trả cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bạn em bé, cũng như mọi vấn đề có thể phát sinh.
Trong quá trình mang thai
Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với tất cả phụ nữ. Nhưng chúng đặc biệt quan trọng đối với chị em mang thai bị lupus. Đó là bởi vì nhiều vấn đề tiềm ẩn có thể được ngăn chặn hoặc điều trị tốt hơn nếu được giải quyết sớm.
Ngoài việc đi khám bác sĩ thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị, có rất nhiều điều bạn nên làm để chăm sóc bản thân và em bé:
- Nghỉ ngơi nhiều: Lên kế hoạch cho một giấc ngủ ngon và nghỉ ngơi suốt cả ngày.
- Ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức. Bạn có thể sẽ cần một chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thiết.
- Tránh hút thuốc và uống rượu.
- Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu?
Cách điều trị lupus ban đỏ là gì?
Đối với phụ nữ bị lupus đang có kế hoạch mang thai, bạn nên kiểm soát các triệu chứng bệnh ít nhất 6 tháng trước khi mang thai. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị lupus ban đỏ, mỗi loại sẽ phù hợp với một mức độ bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, những phương pháp đó chỉ giải quyết được mục tiêu trước mắt trong điều trị bệnh lupus ban đỏ là làm giảm các triệu chứng chứ chưa tác động vào nguyên nhân sâu xa là do sự suy yếu và rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó chưa giải quyết được mục tiêu lâu dài, đó là giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và tránh bệnh tái phát.
Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp tây y kéo dài còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh lupus ban đỏ. Nhận thấy những tác dụng không mong muốn của những phương pháp điều trị trên, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược viên nén Kim Miễn Khang. Đây là sản phẩm đang đón nhận được niềm tin của rất nhiều người dùng, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính cây sói rừng. Đây là thảo dược có tác dụng chống viêm, chống tự miễn rất hiệu quả, đã được ông cha ta sử dụng lâu đời để chữa các chứng bệnh như: Hoạt huyết giảm đau, giải độc,… và đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ. Đó là bởi vì cây sói rừng đã tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh (sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch).
Ngoài cây sói rừng, Kim Miễn Khang còn có sự kết hợp của các thảo dược quý khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… mang lại tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết cho thắc mắc: Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không? Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus hiệu quả nhé.
>> Xem thêm: 8 cách tăng cường miễn dịch, chống lại lupus ban đỏ
Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Chuyên gia tư vấn
Nguyên tắc điều trị lupus ban đỏ là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không cũng như tìm hiểu về sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
Lupus ban đỏ được chia thành 2 thể chính là: lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu cải thiện đúng cách ngay từ đầu.
Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của chị mà bác sĩ có lời khuyên nên có thai hay không. Nếu chị đã có thì nên đến viện để được nghe tư vấn.
Ngoài ra, đối với bệnh này chị nên tham khảo sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang, sản phẩm hỗ trợ cải thiện, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh lupus ban đỏ.
Để được tư vấn trực tiếp chị liên hệ lên tổng đài miễn phí 18006107 hoặc số 0916755060 – 0916757545 (zalo,viber). Chúc chị sức khỏe!