[GIẢI ĐÁP] Cách trị viêm da cơ địa hiệu quả. Xem ngay!

Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da mạn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của khá nhiều người với triệu chứng ngứa ngáy, gây khó chịu. Bởi vậy có khá nhiều thắc mắc về cách trị viêm da cơ địa hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về phương pháp điều trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách trị viêm da cơ địa 

Cho đến nay vẫn chưa có cách trị khỏi bệnh viêm da cơ địa, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số liệu pháp chữa trị viêm da cơ địa thường được sử dụng như điều trị tại nhà, sử dụng thuốc tây, thuốc nam,... Cụ thể:

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà 

Các cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cách chữa bệnh đơn giản nhất đó chính là thay đổi hay loại bỏ các yếu tố gây phản ứng dị ứng có hại cho da của người bệnh. Người bệnh có thể sử dụng kem, các sản phẩm tự nhiên, xây dựng chế độ ăn phù hợp,... Cụ thể:

Chất dưỡng ẩm tự nhiên

Một số cách dưỡng ẩm cho da người bị viêm da cơ địa, cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:

  • Dầu dừa: Chứa các axit béo có lợi để bổ sung độ ẩm cho da. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng da bệnh để dưỡng ẩm và hạn chế vi khuẩn, thực hiện 1-2 lần/ngày.
  • Dầu hướng dương: Giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da và giảm viêm. Sử dụng 2 lần/ngày.

Tắm rửa

Tắm mỗi ngày là việc cần thiết đối với bệnh viêm da cơ địa bởi nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Người bệnh có thể thử tắm với nhiều loại thảo dược hay cách tắm khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất như:

  • Muối nở: Baking soda có thể tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, giúp cải thiện viêm da cơ địa.
  • Bột yến mạch: Có khả năng chống oxy hóa và chống viêm giúp cải thiện khô da và ngứa. Vì vậy, có thể thêm bột yến mạch vào nước để tắm mỗi ngày.
  • Tắm với giấm: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy giấm táo chống lại vi khuẩn, bảo vệ vùng da bệnh khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, giấm có tính axit cao bởi vậy cần phải cẩn thận khi sử dụng. Sử dụng giấm táo đã được pha loãng có thể giúp cân bằng nồng độ axit cho da.

Đối với một số trường hợp, việc tắm rửa thường xuyên có thể làm khô da và khiến bệnh viêm da cơ địa trầm trọng hơn. Điều này xảy ra là do bạn sử dụng nước tắm quá lạnh hay quá nóng, dùng loại xà phòng không phù hợp và không dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Bên cạnh đó, tắm nước nóng quá lâu có thể làm trôi mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ da do đó chỉ nên tắm trong thời gian vừa phải và dùng nước ấm. Sau khi tắm hãy dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm phù hợp.

Tam-rua-hang-ngay-ho-tro-dieu-tri-viem-da-co-dia.webp

Tắm rửa hàng ngày hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Thuốc tây điều trị viêm da cơ địa

Có khá nhiều loại thuốc được sử dụng cho điều trị viêm da cơ địa bao gồm thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và thuốc tiêm. Cụ thể:

Thuốc bôi ngoài da

Một số thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh thường được sử dụng đó là:

  • Corticosteroids còn được gọi là steroid giúp giảm ngứa và mẩn đỏ đựợc chia thành nhiều cấp độ từ yếu đến mạnh. Loại thuốc này chỉ nên sử dụng ngắt quãng theo đợt bởi khi dùng liên tục trong một thời gian dài nó sẽ gây các tác dụng phụ trên da như mỏng da, rạn da, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Một số thuốc corticosteroids thường dùng như: Clobetasol propionate 0.05%, halobetasol propionate 0.05%, betamethasone valerate 0.1%,...
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ như protopic (tacrolimus) và elidel (pimecrolimus) có khả năng ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
  • Eucrisa (llionsaborole) thuộc nhóm ức chế PDE4 can thiệp vào quá trình viêm của cơ thể.

Thuốc uống trị viêm da cơ địa

Ngoài thuốc bôi các chuyên gia còn dùng thuốc uống để điều trị viêm da cơ địa.

  • Thuốc ức chế miễn dịch giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng viêm, qua đó giảm ngứa, mẩn đỏ và cải thiện các vấn đề về da khác. Một số thuốc được sử dụng phổ biến đó là cyclosporin, azathioprine, methotrexate và mycophenolate mofetil.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa, nổi mề đay và các tình trạng dị ứng da khác. Một số loại thuốc kháng histamin mới có thêm thành phần an thần giúp giấc ngủ của người bệnh ngon hơn.

Thuốc tiêm

Dupixent (dupilumab) là thuốc sinh học đầu tiên được phê duyệt cho điều trị viêm da cơ địa dưới dạng tiêm. Thuốc hoạt động với cơ chế ngăn chặn protein interleukin - vốn là loại protein giúp hệ thống miễn dịch chống lại các yếu tố bất lợi nhưng bị kích hoạt sai cách dẫn đến tình trạng viêm. Chỉ nên sử dụng loại thuốc này cho người từ 12 tuổi trở lên.

Thuốc nam điều trị viêm da cơ địa

Có khá nhiều cách chữa trị viêm da cơ địa như bài thuốc thanh dinh thang, tiêu phong tán, kinh phòng bại độc tán,...

  • Thanh dinh thang: Trúc diệp 8g, hoàng liên 8g, liên kiều 10g, đan sâm 10g, tang bạch bì, rau má, sài đất, dây ngân hoa, đảng sâm, thương nhĩ tử, mạch đông, phù bình và đơn tướng quân mỗi thứ 12g. Rửa sạch sau đó đem sắc, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Tiêu phong tán: Thổ phục linh, rau má, sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa, thương truật và sinh địa mỗi thứ 12g, tri mẫu 8g, ngưu bàng tử 8g, phòng phong 8g, thạch cao 8g, đương quy 10g, khổ sâm 10g, kinh giới 10g, thuyền thoái 6g, cam thảo 4g. Sắc với 700ml nước cho đến khi cạn còn ½ số nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Kinh phòng bại độc tán: Phòng phong, bạch tiên bì, liên kiều, hoàng liên, hoàng cầm, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, kinh giới, độc hoạt và sài hồ mỗi thứ 8g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, khổ sâm 10g, thuyền thoái 4g. Rửa sạch sau đó đem sắc, sử dụng mỗi ngày 1 thang.

Thuoc-nam-dieu-tri-viem-da-co-dia.webp

Thuốc nam điều trị viêm da cơ địa

Thuốc không phải là cách điều trị duy nhất, các chuyên gia có thể sử dụng quang trị liệu với ánh sáng cực tím (UV) chiếu vào vùng da bị bệnh viêm da cơ địa. Phương pháp này cần có sự giám sát của các nhân viên y tế và sử dụng trong một thời gian nhất định do dùng trong thời gian dài có thể làm lão hóa da sớm hoặc tăng nguy cơ ung thư da.

>>> Xem thêm: Viêm da cơ địa ở đầu: Những điều cần biết để điều trị hiệu quả

Các lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa

Người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp chăm sóc da khác nhau. Tuy nhiên hãy lưu ý những điểm sau:

  • Cố gắng giảm trầy xước cho da: Việc gãi sẽ làm cho da bị tổn thương, các vùng da sần sùi xuất hiện, da bị chảy máu và là cơ hội cho viêm nhiễm phát triển. Hãy hạn chế gãi thay vào đó bạn có thể dùng ngón tay của mình để xoa nhẹ lên vùng da bị ngứa, cắt móng tay ngắn để giảm thiểu tổn thương khi vô ý gãi.
  • Lựa chọn quần áo với loại vải phù hợp. Nên chọn loại vải thoáng mát, không bó sát, dễ thấm mồ hôi, mềm mịn.
  • Sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da phù hợp.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nên hạn chế ăn trứng, sữa bò, các loại hải sản, uống rượu bia,... và tích cực sử dụng các loại rau xanh và củ quả.
  • Giữ nhiệt độ phòng phù hợp, sử dụng máy tạo độ ẩm để kiểm soát độ ẩm của không khí.
  • Viêm da cơ địa có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, mệt mỏi, stress,... Hãy chú ý kết hợp giải trí và làm việc khoa học để hạn chế căng thẳng. Trong trường hợp nặng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng da.

Cat-mong-tay-thuong-xuyen-giup-han-che-ton-thuong-da.webp

Cắt móng tay thường xuyên giúp hạn chế tổn thương da

Người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, nhũ hương, bạch thược. Sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa, tái tạo lại năng lượng cho tế bào, tăng cường hệ miễn dịch khi bị lupus ban đỏ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Các thành phần trong sản phẩm cũng đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh tự miễn. Cụ thể, tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) đã nghiên cứu cho thấy, sói rừng có tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch. Đồng thời, Bệnh viện Đông y Cao Bằng đã chứng minh rằng, khi dùng sói rừng thì khối lượng cơ quan miễn dịch tăng lên, dẫn đến các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại, tăng cường những phản ứng có lợi. Bên cạnh sói rừng, sản phẩm còn chứa các thành phần khác như hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Đây đều là những loại thảo dược khi phối cùng liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. 

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp cùng với kem bôi da chứa chitosan kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... Do đó kem bôi thảo dược chứa chitosan vừa có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, kéo dài chu kỳ sống của tế bào, nhờ đó mà tác động toàn diện lên bệnh viêm da cơ địa. Bệnh sau khi được kiểm soát triệu chứng sẽ ổn định, không tái phát.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách điều trị viêm da cơ địa. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ và giải đáp thêm cho bạn.

>>> Xem thêm: 9 bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng đông y hiệu quả nhất

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis

https://www.everydayhealth.com/eczema/atopic-dermatitis-medications-main-types-know/

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/treatment-options#Phototherapy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323493

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9998-eczema



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.