Những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ khá phổ biến. Tuy nhiên kiến thức của mọi người về bệnh còn hạn chế. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu lupus ban đỏ và cách điều trị bệnh này ra sao? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên thì cùng tìm hiểu những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh lupus ban đỏ dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Hầu hết bệnh nhân lupus ban đỏ là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phổ biến hơn ở người da màu. Chỉ có khoảng 15% trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ trước 18 tuổi.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch có liên quan mật thiết đến bệnh. Bình thường, vai trò của hệ miễn dịch là tạo hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virus...). Tuy nhiên, trong cơ thể người mắc lupus ban đỏ cũng như các bệnh lý có cơ chế tự miễn khác, hệ thống miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt “lạ - quen”, tưởng nhầm chính mô của cơ thể cũng là “vật lạ” nên phản ứng tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của hầu hết cơ quan.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.

Môi trường: Các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.

 Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra, một số thuốc ảnh hưởng đến nội tiết như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus ban đỏ nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus ban đỏ thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc lupus ban đỏ

Dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ

Do đây là một bệnh hệ thống nên lupus ban đỏ có biểu hiện trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, các triệu chứng của lupus ban đỏ có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh lupus ban đỏ trên các cơ quan khác nhau:

Da: Đây là triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất. Có đến 3/4 số người mắc tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da. Trong đó, hồng ban có dạng hình cánh bướm ở mặt là một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus ban đỏ. Ngoài ra, thương tổn trên da còn gặp ở những vùng hở khác như cổ, bàn tay,... Các tổn thương này nhìn chung rất nhạy cảm với ánh nắng. Bên cạnh đó, tổn thương da do lupus ban đỏ còn có dạng các bọng nước, dát xuất huyết.

Tim: Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau ngực, khó thở giống viêm cơ tim, màng tim. Đôi khi bệnh đã diễn tiến nặng, gây suy tim.

Phổi: Triệu chứng của viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.

Khớp: Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho người mắc khó vận động và đi lại.

Máu: Đa số người mắc lupus ban đỏ đều có thiếu máu từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả ba dòng tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Thận: Viêm thận do lupus ban đỏ là một trong những dấu hiệu thường gặp. Người mắc đến khám có thể do tiểu đục, tiểu máu, phù toàn thân, tăng huyết áp. Xét nghiệm nước tiểu thấy bất thường và đôi khi có thể cần phải sinh thiết thận.

Tâm thần kinh: Một số người mắc lupus ban đỏ có biểu hiện rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng corticoid liều cao và kéo dài.

Ngoài ra, thực tế trên lâm sàng, phần lớn mọi người đến khám vì các biểu hiện không đặc hiệu như sút cân, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ âm ỉ, rụng tóc, viêm loét miệng kéo dài, đau các khớp nhỏ. Thậm chí nhiều trường hợp chỉ vì bị đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt.

Các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ thường diễn biến thành những đợt cấp tính, xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các dấu hiệu thường mơ hồ giống với nhiều bệnh lý khác. Do vậy người mắc thường chỉ phát hiện bản thân đã mắc lupus ban đỏ khi bệnh đã trở nặng.

>>> Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm khi mắc lupus ban đỏ

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ an toàn, hiệu quả

Hiện nay, lupus ban đỏ chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, do vậy việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu trong điều trị bệnh lupus ban đỏ là:

- Cải thiện triệu chứng khi mắc lupus ban đỏ, hạn chế những tổn thương trên da và các cơ quan khác trên cơ thể.

- Tác động vào nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ, đó là điều hòa hệ miễn dịch.

- Ngăn ngừa tái phát và kéo dài thời gian lành bệnh.

- Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong các đợt bệnh bùng phát.

- An toàn khi sử dụng lâu dài.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc.

Thế nhưng, những phương pháp hiện nay thường chỉ đáp ứng được mục tiêu đầu tiên đó là cải thiện triệu chứng, chứ không giải quyết được những mục tiêu còn lại. Đặc biệt là sử dụng lâu dài thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho bệnh lupus ban đỏ bùng phát và trầm trọng hơn. Do vậy, nhiều người đã tìm đến giải pháp mới, đó là sử dụng sản phẩm thảo dược trong điều trị lupus ban đỏ, giúp đáp ứng toàn diện các mục tiêu kể trên. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Kim Miễn Khang là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương. Đây đều là những vị thảo dược nổi tiếng luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có lupus ban đỏ. Sự kết hợp hài hòa của các thảo dược này giúp đáp ứng toàn diện 6 mục tiêu điều trị kể trên, quan trọng nhất là điều hòa miễn dịch, do đó tác động trực tiếp và sâu xa vào nguyên nhân gây lupus ban đỏ. Cụ thể, tác dụng của các thành phần trong sản phẩm như sau:

Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do vậy, đây được biết đến là thảo dược quý trong điều trị lupus ban đỏ khi đã tác động vào nguyên nhân gây bệnh, đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch.

 Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…

Cao bạch thược

Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, do đó cải thiện triệu chứng của lupus ban đỏ hiệu quả.

Cao hoàng bá

Hoàng bá (Phellodendron amurense) có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. 

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ.

Chiết xuất nhũ hương         

Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, từ đó cải thiện các tổn thương trên da do lupus ban đỏ gây ra.

Đây là công thức toàn diện, giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn tái phát lupus ban đỏ hiệu quả do đã đáp ứng đầy đủ những mục tiêu điều trị bệnh. Sự ra đời của Kim Miễn Khang chính là niềm hy vọng cho nhiều người không may mắn mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

 VH-KMK 30 viên.png

Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ an toàn, hiệu quả

Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ

Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.

Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:

>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)

Chuyên gia tư vấn

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo, Viber)  0916 757 545 0916 755 060.

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.